Về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 64 - 72)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

2.4.1.2.1,Về phía ngân hàng

Nhóm câu hỏi 1: Đánh giá RRTD từ Hồ sơ pháp lý tại Chi nhánh

Số lượng Tỷ trọng

Luôn đầy đủ 5 18.52%

Thiếu xác nhận vốn góp của các thành viên 9 33.33% Thiếu xác nhận tình trạng hôn nhân/hộ khẩu 7 25.93%

Thiếu các thông tin của CIC về KH 6 22.22%

Tổng cộng 27 100.00%

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010 Nhận xét:

Bên cạnh sự chính xác, đầy đủ của các Hồ sơ pháp lý tại chi nhánh, một số Hồ sơ vẫn còn thiếu thông tin về CIC (22.22%), thiếu xác nhận góp vốn của các thành viên (33.33%), thiếu xác nhận tình trạng hôn nhân/hộ khẩu của các bên có liên quan (25.93%)…

Nguồn: khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010 26% 22% 33% 19% Luôn đầy đủ Thiếu xác nhận vốn góp của các thành viên Thiếu xác nhận tình trạng hôn nhân/hộ khẩu Thiếu các thông tin của CIC về KH

Theo tác giả, các thông tin này cần được bổ sung nhanh chóng bởi lẽ khi thiếu các thông tin về CIC sẽ dẫn đến đánh giá không chính xác xếp hạng TDDN; thiếu xác nhận tình trạng hôn nhân/hộ khẩu của các bên có liên quan sẽ dẫn đến trường hợp nhiều cá nhân trong cùng một gia đình cùng vay vốn tại một chi nhánh với cùng một TSĐB… Và chính những thiếu sót nho nhỏ này sẽ là điểm yếu để KH có cơ hội “lách luật” gây tổn hại đến công tác TD tại chi nhánh.

Nhóm câu hỏi 2: Nhận định RRTD từ Hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh

Số lượng Tỷ trọng Thiếu hồ sơ cấp giới hạn tín dụng cho KHDN 3 11.11%

Thiếu dấu giáp lai 8 29.63%

Thực hiện không đúng quy trình, quy định 5 18.52%

Thiếu báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện khoản vay 2 7.41%

Sai sót về nội dung 4 14.81%

Thiếu chứng từ chứng minh (nguồn TN dùng trả nợ…) 5 18.52%

Tổng cộng 27 100.00%

Nhận xét:

Nhìn chung, Hồ sơ vay vốn tại chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm được quan tâm và cần có sự nhận thức đúng đắn khi mà Hồ sơ vay vốn còn thiếu dấu giáp lai (8/27), thiếu hồ sơ cấp giới hạn tín dụng cho KH doanh nghiệp (3/27), hợp đồng tín dụng so với hợp đồng thế chấp tài sản có nội dung không phù hợp với nhau, sai sót về nội dung (4/27); thực hiện không đúng quy trình, quy định: Hợp đồng tín dụng ký trước tờ trình thẩm định cho vay…(5/27); không có giấy tờ, không đủ hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn, thiếu hồ sơ chứng minh tình hình tài chính của KH (thiếu chứng từ chứng minh nguồn thu nhập dùng để trả nợ, chứng từ chứng minh nguồn thu nhập chưa thuyết phục…): 5/27…

Bảng 2.10: Nhận định RRTD từ Hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh

N guồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010 11% 29% 19% 7% 15% 19%

Thiếu hồ sơ cấp giớ i hạn tín dụng cho KHDN

Thiếu dấu giáp lai

Thực hiện không đúng quy trình, quy định

Thiếu báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện khoản vay Sai sót về nội dung

Thiếu chứng từ chứng minh (nguồn TN dùng để trả nợ …)

Bên cạnh đó, một số hồ sơ sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, thiếu chứng từ chứng minh, công tác kiểm tra, giám sát vốn vay chưa thực hiện tốt, thiếu chứng từ chuyển khoản; đa số các hồ sơ tín dụng thiếu báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện khoản vay, thiếu báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp, thiếu báo cáo phân tích đảm bảo nợ vay doanh nghiệp…(2/27). Những sai sót này tuy nhỏ nhưng nếu không sớm khắc phục sẽ tạo nên những khe hở hình thành nên RRTD trong hiện tại và tương lai của Chi nhánh.

Nhóm câu hỏi 3: Nhận định RRTD từ Hồ sơ thế chấp tài sản tại Chi nhánh

Số lượng trọngTỷ

Chưa thực hiện công chứng 5 18.52% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sai sót về nội dung 1 3.70%

Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch BĐ không ghi ngày tháng năm 7 25.93% Thiếu các thông tin giao dịch trên thị trường 14 51.85%

Tổng cộng 27 100.00%

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010

Bảng 2.11: Nhận định RRTD từ Hồ sơ thế chấp tài sản tại Chi nhánh

N g uồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010 19%

4%

26%51% 51%

C hưa thực hiện công chứng

Sai sót về nội dung Đ ơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm Thiếu các thông tin giao dịch trên TT

Nhận xét:

Hiện nay, tăng trưởng tài sản đang có xu hướng chậm lại so với tăng trưởng các khoản vay, bởi hầu hết các NH đều chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng. Mặc dù chi nhánh đã có nhiều cố gắng nhằm hạn chế và khắc phục RRTD song nhiều hồ sơ thế chấp tài sản vẫn còn những sai sót, cụ thể là: Một số Hồ sơ thế chấp tài sản chưa được thực hiện công chứng (18.52%), còn sai sót về nội dung (3.70%); Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm không ghi ngày tháng năm (25.93%), thiếu các thông tin giao dịch trên thị trường (51.85%)….

Nhóm câu hỏi 4: Nhận định RRTD từ Hồ sơ khai báo trên hệ thống INCAS

Số lượng

Tỷ trọng Khai báo mã phòng ban phê duyệt không đúng theo quy định 4 14.81% Khai báo hồ sơ TSBĐ không đúng theo quy định 2 7.41% Không trùng khớp thông tin so với Hồ sơ giấy 5 18.52% Chưa thực hiện chỉnh sửa trên hệ thống khi có sự thay đổi LS 7 25.93% Bỏ qua những chi tiết như ngày thông báo cho vay, phê duyệt 9 33.33%

Tổng cộng 27 100.00%

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010 Nhận xét:

Hiện nay, hệ thống INCAS tại chi nhánh chỉ quản lý thông tin về các khoản vay của khách hàng, không có chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp: tình hình hoạt động, thị trường tiêu thụ, nhà cung cấp, thông tin ngành; hệ thống chưa thực sự hoàn thiện trong công tác quản lý, kiểm soát, phát hiện rủi ro tín dụng…

Bảng 2.12: Nhận định RRTD từ Hồ sơ khai báo trên hệ thống INCAS

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/2010

15%

7%

19%26% 26%

33%

Khai báo mã phòng ban Khai báo hồ sơ TSBĐ Không trùng khớp Hồ sơ giấy

Chưa thực hiện chỉnh sửa trên HT

Bỏ qua ngày thông báo

Bên cạnh đó, hệ thống còn nhiều tồn tại do các yếu tố chủ quan từ cán bộ quản lý và nhập dữ liệu như: Khai báo mã phòng ban phê duyệt không đúng theo quy định (4/27); Hệ thống thông tin không trùng khớp so với Hồ sơ giấy (5/27); Cán bộ quản lý hệ thống chưa thực hiện chỉnh sửa trên hệ thống khi có sự thay đổi về lãi suất (7/27); bỏ qua những chi tiết như ngày phê duyệt, nhập sai ngày thông báo cho vay…(9/27)

0 %2 0 % 2 0 % 4 0 % 6 0 % 8 0 % 1 0 0 % B T D ễ dã i K hó k hăn K H cũ

Nhóm câu hỏi 5: CBTD quản lý TSĐB đối với KH vay vốn tại chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KH cũ KH mới Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Bình thường 9 33.33% 22 81.48% Dễ dãi 18 66.67% 5 18.52% Khó khăn 0 0.00% 0 0.00% Tổng cộng 27 100.00% 27 100.00%

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010

Nhận xét:

Nhìn chung, đối với các KH mới CBTD quản lý khá nghiêm túc, chặt chẽ (22/27), chiếm 66.67% . Tuy nhiên, đối với khách hàng cũ, CBTD thường quản lý dễ dãi (18/27), chiếm 81.48%.

Bảng 2.13: CBTD quản lý TSĐB đối với KH vay vốn tại chi nhánh

0 5 10 15 20 25 BT Dễ dãi Khó khăn KH mới

(Nguồn: khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010)

Hiện nay việc kiểm tra TSĐB tại chi nhánh còn mang tính hình thức, không đối chiếu thực tế, cụ thể tài sản của CTCP đầu tư Tân Đức và KCN PP… không đúng quy định, đặc biệt việc xây dựng mức cho vay thường căn cứ vào báo cáo từ phía doanh nghiệp. Và chính điều này là sẽ là yếu điểm dẫn đến RRTD trong tương lai nếu không được chi nhánh rà soát, xem xét nghiêm túc.

Nhóm câu hỏi 6: Căn cứ đánh giá RR khi KH vay vốn tại NH

Số lượng Tỷ trọng (%)

KQHĐKH của DN 12 44.44%

Mô hình 6C 6 22.22%

Dấu hiệu rủi ro 5 18.52%

Kết quả xếp hạng tín dụng 4 14.81%

Ý kiên khác 0 0.00%

Tổng cộng 27 100.00%

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010 Nhận xét:

Hiện tại, Chi nhánh chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chưa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê đầy đủ hay sử dụng mô hình riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vốn dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh được KH cung cấp. Tình hình thực tế là các CBTD không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, vì các báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng và chưa được kiểm toán.

Bảng 2.14: Căn cứ đánh giá RR khi KH vay vốn tại Chi nhánh

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010

44%22% 22% 0% 19% 15% KQHĐKH của DN Mô hình 6C Dấu hiệu rủi ro Kết quả xếp hạng tín dụng

Ý kiên khác

Phân tích RRTD khách hàng sử dụng phương pháp phân tích dựa trên yếu tố 6C để phân tích phi tài chính. Sau khi triển khai hệ thống INCAS, Chi nhánh sử dụng “phương pháp xếp loại tín dụng” để đánh giá mức độ rủi ro. Tuy nhiên, các tiêu chí lại quá rườm rà, không cần thiết thông tin đầu vào chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả, CIC chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, chưa có thông tin phi tài chính như: khả năng quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp…. Không có mô hình riêng để phân tích rủi ro KH, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa đối với một KH cũng như

để trích lập dự phòng rủi ro. Dẫn đến việc có thể cho vay quá khả năng chi trả của KH và nguy cơ dẫn đến nợ xấu hoặc phải thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.

Nhóm câu hỏi 7: Nhận định của cán bộ đang công tác tại chi nhánh về áp dụng thông lệ quốc tế Basel 1 trong QTRRTD tại Chi nhánh:

Số lượng Tỷ trọng

Hiệu quả 10 37.04%

Khá hiệu quả 6 22.22%

Không biết 11 40.74%

Tổng cộng 27 100.00% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010 Nhận xét:

Ta nhận thấy trong các cán bộ đang công tác tại chi nhánh có đến 40.74% cán bộ không biết về thông lệ quốc tế Basel 1, trong khi đây là một thông lệ quan trọng trong công tác QTRRTD.Các cán bộ còn lại biết đến Basel 1 đa số là CBTD và QLRR& NCVĐ trong đó khoảng 20% cán bộ biết đến Basel như một thông lệ quốc tế để quản lý rủi ro chung chung, chưa thật sự hiểu rõ về cơ chế hoạt động và các yếu tố cấu thành nên khung QTRR...

Bảng 2.15: Nhận định của CB đang công tác tại CN về áp dụng thông lệ Basel 1

Nguồn : khảo sát của tác giả tháng 3/ 2010

22%

41% 37%

Hiệu quả Khá hiệu quả Không biết

Qua đó cho thấy, công tác QTRRTD chưa được phổ biến rộng rãi trong hệ thống, chỉ tập trung chủ yếu ở các phòng KH, phòng QLRR& NCVĐ; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các cán bộ khác trong tổ chức. Trong tương lai, chi nhánh cần xây dựng ý thức về QTRRTD trong toàn hệ thống, tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được hướng dẫn, đào tạo để hiểu biết và cùng tham gia vào quá trình xác định, ngăn ngừa rủi ro tốt hơn…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 64 - 72)