Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 81 - 82)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

3.3.3,Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố trung tâm, là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời các rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng trở thành nguyên nhân gây ra tổn thất TD xuất phát từ năng lực và đạo đức cán bộ. Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, an toàn tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM, từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH. Chính vì vậy trong tương lai để nâng cao chất lượng QTRRTD, NH cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa đến đội ngũ nguồn nhân lực, sử dụng con người như một yếu tố tiên quyết trong xây dựng và vận hành cơ chế QTRRTD, cụ thể là:

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ QTRRTD có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.

Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thẩm định đánh giá các doanh nghiệp và các dự án của doanh nghiệp, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh. Định kỳ hàng tháng, hàng quý nên có những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông tin, kinh nghiệm.

Hiện tại, Vietinbank chi nhánh 7 được đánh giá là một trong những chi nhánh quản trị rủi ro khá tốt và có hiệu quả cao. Chính vì vậy trong tương lai chi nhánh cần phát huy hơn nữa vai trò của phòng QLRR & NCVĐ. Hiện nay, bộ phận này có tổng nhân sự là bốn người nên một cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau, chưa đảm bảo tính chuyên môn hóa trong nhiệm vụ được giao. Từ đó tác giả khuyến nghị chi nhánh nên bổ sung thêm nhân sự, từ đó dàn trải công việc một cách khoa học và chú trọng vào nhiệm vụ riêng của từng cán bộ, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao hiệu quả công việc; mặt khác nên có những tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế.

Trong tương lai, phòng QLRR & NCVĐ cần phát huy hơn nữa vai trò của mình về quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể là trong các báo thẩm định cần phân tích, đánh giá một cách sâu sắc hơn về những rủi ro tiềm ẩn, cần đưa ra những cảnh báo chi tiết, chặt chẽ thay thế các báo cáo chung chung như hiện nay. Để đạt được mục tiêu trên thì các cán bộ phải được thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt phải phù hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, phù hợp với thực tế khách quan tại chi nhánh. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy định, lựa chọn người đủ năng lực, kinh nghiệm, có tư cách, đạo đức tốt. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ (sổ tay tín dụng) để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 81 - 82)