Ứng dụng thông lệ quốc tế Basel II trong công tác xây dựng mô hình QTRRTD tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 82 - 85)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

3.3.4, Ứng dụng thông lệ quốc tế Basel II trong công tác xây dựng mô hình QTRRTD tại Chi nhánh

Hiện nay rất nhiều các ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRTD bằng cách sử dụng khung quản trị rủi ro theo gợi ý của Ủy ban Basel II.

Hình 3.1: Khung quản trị rủi ro cơ bản

(Nguồn: KPMG International 2008) [7]

Thành phần chính của khung QTRR là một tập hợp các tiêu chuẩn cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định CLRR, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường RR chính và chương trình giảm thiểu RR.

Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, công tác quản trị RRTD của ngân hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện được mục tiêu mà ngân hàng dự kiến. Tuy nhiên, tùy vào khả năng và mức độ vận dụng, chi nhánh có thể phát triển thành các mô hình khác nhau về quy mô và mức độ phức tạp cũng như thời gian thực hiện.

Theo tác giả trong thời gian tới chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên về RRTD, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại hơn nữa. Bên cạnh những nguồn lực hiện có, ngân hàng nên sử dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRTD, như thuê IBM hay sử dụng thêm phần mềm CLS (continuous linked settlement) để quản trị RRTD; qua đó chi nhánh có thể thực hiện quản trị RRHĐ trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro sẽ dần được xác định rõ ràng và hạn chế được rủi ro.

Các RRTD được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, NH sẽ xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức RRTD như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm... Theo đó, các công cụ và kĩ thuật quản trị RRTD được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.

Mặt khác, tất cả các cấp và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của RRTD. BGĐ nên thuê tư vấn xây dựng khung quản trị RRTD phù hợp cho NH của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị RRTD, và hoàn thiện cấu trúc quản trị RRTD, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị RRTD thường bao gồm các vấn đề sau đây: xác định RRTD và nhận biết các nguyên nhân gây RRTD, mô tả hồ sơ rủi ro…

Về vấn đề cấu trúc quản trị RRTD, NH cần thành lập, hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó RRTD là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro. Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị RRTD trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về RRTD. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định RRTD– xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát về RRTD được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NH, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho NH…) và khả năng cho mỗi lần xảy ra rủi ro, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. NH sắp xếp theo các điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận:

Bảng 3.2a: Ma trận rủi ro Khả năng xảy ra sự kiện/ Ảnh hưởng

Rất ít xảy ra 3 năm mới xảy

ra một lần hoặc lâu hơn

1

Ít xảy ra Có thể xảy ra

nhưng hiếm khi(1 lần/

1năm) 2

Có khả năng. Đôi khi xảy ra

(1 lần/ 1 quý hoặc lâu hơn)

3

Khả năng lớn. Thường xảy ra (1lần/ 1tháng hoặc lâu hơn)4 Chắc chắn Thường xuyên xảy ra (hơn hoặc 1 lần/ 1tuần)5 Không đáng kể

1 Mức thấp 1 Mức thấp 2 Mức thấp 3 Mức thấp 4 Trung bình 5

Nhỏ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w