Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi (2).doc (Trang 29 - 32)

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, PGD Nguyễn Trãi cũng coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn.

Mức dư nợ cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng sẽ tạo điều kiện cho mức dư nợ gia tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, muốn hoạt động tốt không chỉ cần nâng cao nguồn vốn huy động mà còn phải nâng cao mức dư nợ. PGD Nguyễn Trãi cũng như các ngân hàng khác, luôn mở rộng hoạt động tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế, tuy nhiên PGD vẫn lấy “an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng” làm mục tiêu hoạt động. Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Trãi qua các năm gần đây như sau:

Bảng 2.2 – Tình hình dư nợ tại PGD Nguyễn Trãi

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ Tăng trưởng so với năm trước

Tuyệt đối Tương đối

2008 97,6

2009 109,5 11,9 12,2%

2010 163,3 53,8 49%

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.2 – Dư nợ của PGD Nguyễn Trãi qua các năm Nhận xét:

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy số dư tín dụng của PGD Nguyễn Trãi có sự tăng nhẹ qua các năm, sự tăng trưởng này chủ yếu là do nguồn vốn huy động qua các năm tăng. Nếu năm 2008 tổng dư nợ là 97,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này đạt 109,5 tỷ đồng, tăng 11,9 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 12,2%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng không cao. Nguyên nhân của sự việc này là do năm 2008 tình hình tài chính biến động mạnh, lãi suất huy động bị đẩy lên khá cao vì thế ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay, mà lãi suất cho vay cao làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn. Về phía ngân hàng, họ cũng cẩn trọng hơn việc giải ngân trong thời gian này vì khả năng hoàn trả của doanh nghiệp bị giảm sút, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó PGD Nguyễn Trãi trong thời gian này chủ yếu chỉ quan hệ tín dụng đối với những khách hàng cũ thân thiết, được tín nhiệm, có phương án sản xuất kinh doanh tốt và có uy tín trong việc thanh toán các khoản nợ với ngân hàng. Và hình thức cho vay chủ yếu là cho vay theo hạn mức tín dụng vì loại hình cho vay này có kỳ hạn ngắn làm hạn chế phần nào rủi ro tín dụng, mặt khác giúp PGD tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Tính đến 31/12/2010 thì tổng dư nợ của PGD là 163,3 tỷ đồng, tăng 53,8 tỷ đồng so với năm 2009, ứng với tốc độ tăng 49%. Ta thấy mức tăng trưởng dư nợ của

năm 2010 so với năm 2009 cao hơn mức tăng trưởng dư nợ của năm 2009 so với năm 2008 là do cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm. Mặt khác PGD Nguyễn Trãi mở rộng các chính sách về tín dụng, tăng cường các khoản tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng sau khủng hoảng, vừa để tăng trưởng về hoạt động tín dụng, vừa khuyến khích các khách hàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi (2).doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w