V. Tổng thu nhập từ hoạt
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng và chi phí huy động của các NHTM. Chính vì vậy việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động là cần thiết để thấy được những thành quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi.
Cơ cấu nguồn huy động được thể hiện ở mặt: cơ cấu theo loại tiền và cơ cấu theo kì hạn.
2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi theo loại tiền chủ yếu là: tiền gửi bằng VND, ngoại tệ ( như USD, EUR) và tiền gửi bằng vàng.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Nội tệ 105 57% 115 56,9% 119 46,4% 2. Ngoại tệ (chủ yếu 19,6 10,7% 22,08 10,84% 42,4 16,6%
USD quy đổi VND) 3. Vàng (quy đổi
VND) 59,4 32,3% 65 32% 95 37%
Tổng nguồn vốn
huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100%
( Nguồn: Tổ kế toán - PGD Nguyễn Trãi)
0 20 40 60 80 100 120 140
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi VND Vàng quy đổi VND 105 19,6 59,4 115 22,08 65 119 42,4 95
Biểu đồ 2.3 – Nguồn vốn huy động theo loại tiền của PGD Nguyễn Trãi Nhận xét:
Nguồn nội tệ:
Nhìn vào bảng cơ cấu theo loại tiền ta thấy nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi tăng lên qua mỗi năm chủ yếu là do tăng nguồn vốn nội tệ.
Vốn huy động nội tệ năm 2008 đạt 105 tỷ đồng, chiếm 57% trong tổng vốn huy động. Trong năm 2009 tuy tỷ trọng này không tăng (56,9%) nhưng nguồn nội tệ thực huy động được tăng lên 10 tỷ đồng so với năm 2008, ứng với tỷ lệ tăng là 9,5%
Năm 2010 vốn huy động nội tệ đạt 119 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 là 4 tỷ đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 46,4% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng nhiều mà nguồn nội tệ tăng ít dẫn đến tỷ trọng nguồn nội tệ năm 2010 thấp hơn năm 2009. Tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệ của năm 2010 so với năm 2009 là 3,5%.
Tổng quát, vốn bằng nội tệ của PGD qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động (năm 2008, 2009, 2010 khoản mục này chiếm tỷ lệ lần lượt là 57%, 56,9% và 46,4%). Hơn nữa xét về số dư hay về mức chênh lệch tương đối của khoản mục này ta đều thấy chúng tăng lên qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ vốn nội tệ là nguồn vốn chủ lực trong tổng vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi.
Nguồn ngoại tệ:
Vốn huy động bằng ngoại tệ của PGD cũng có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Cụ thể là trong ba năm vừa qua, số dư huy động ngoại tệ lần lượt là 19,6 tỷ đồng, 22,08 tỷ đồng và 42,4 tỷ đồng. Từ năm 2008 sang năm 2009 tỷ trọng tăng từ 10,7% lên 10,84%, và đến năm 2010 tỷ trọng đạt 16,6%. Điều này chứng tỏ PGD đã có sự quan tâm hơn đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, đặc biệt là USD. Nguồn vốn huy động bằng USD tại PGD chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh…Vì vậy mục tiêu sắp tới của PGD Nguyễn Trãi là phát triển các giải pháp tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiếp thị các nguồn vốn huy động ngoại tệ với khách hàng nước ngoài nhằm gia tăng nguồn vốn huy động ngoại tệ cho ngân hàng, song song với việc tiếp tục gia tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệ.
Nguồn vàng:
Vốn huy động bằng vàng của ngân hàng qua các năm cũng góp vai trò khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Xét về tuyệt đối, số dư của khoản mục này đều có sự tăng lên qua mỗi năm, năm 2008 đạt 59,4 tỷ đồng, năm 2009 là 65 tỷ đồng và tăng mạnh lên 95 tỷ đồng ở năm 2010.
Do năm 2009 nguồn vàng huy động được tăng không nhiều so với năm 2008 (tăng 5,6 tỷ đồng) nên tỷ trọng qua hai năm hầu như không thay đổi.
Số dư của khoản mục này năm 2010 có sự tăng lên rõ rệt so với năm 2009 dẫn đến tỷ trọng của nguồn này cũng tăng theo, cụ thể số dư tăng từ 65 tỷ đồng năm 2009 lên 95 tỷ đồng năm 2010, tỷ trọng tăng từ 32% lên 37%, tỷ lệ chênh lệch nguồn cũng khá lớn là 46,2%. Do đó ngân hàng cũng nên xem xét việc phát huy các giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động bằng vàng.
Xét tổng quan, tổng nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi đều tăng qua các năm, nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Tính riêng năm 2010, nguồn vốn huy động tăng so với năm 2009 là 54,32 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,9%, trong đó tỷ lệ huy động vốn từ ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 92%, tương đương với tăng 20,32 tỷ đồng. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi, nhất là hoạt động huy động vốn bằng USD.
2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Mỗi ngân hàng thương mại đều đưa ra các loại kỳ hạn khi nhận tiền gửi cũng như khi đi vay mượn, trong khi đó nhu cầu vay của khách hàng cũng rất đa dạng, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp, do vậy các nguồn vốn có kỳ hạn ngắn luôn có ưu thế về chi phí đối với ngân hàng mặc dù chúng có nhược điểm là kém ổn định.
Do đó, phân tích cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro thanh khoản và sử dụng nguồn vốn huy động để kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.
Thời gian qua, công tác huy động vốn tại PGD Nguyễn Trãi được thể hiện qua bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn huy động
ngắn hạn 118,68 64,5% 126,38 62,5% 149,4 58,3%
Tiền gửi không kỳ
hạn 3,8 2,1% 5,3 2,5% 7 2,8% Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 114,88 62,4% 121,08 60% 142,4 55,5% Vốn huy động trung-dài hạn 65,32 35,5% 75,7 37,5% 107 41,7% Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 65,32 35,5% 75,7 37,5% 107 41,7%
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy động ngắn hạn Vốn huy động trung-dài hạn 118,6 8 65,32 126,38 75,7 149,4 107 Tổng vốn huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100%
( Nguồn: Agribank – phòng giao dịch Nguyễn Trãi)
Biểu đồ 2.4 – Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của PGD Nguyễn Trãi Nhận xét:
Vốn huy động ngắn hạn:
Phòng giao dịch Nguyễn Trãi huy động vốn ngắn hạn từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn (bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của cá nhân và tổ chức, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn) và từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng tăng dần lên qua mỗi năm. Nếu như trong năm 2008 ngân hàng huy động được 118,68 tỷ đồng từ nguồn vốn ngắn hạn thì sang năm 2009 con số này đạt 126,38 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2008, mức tăng là 7,7 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2010 số dư của khoản mục này đạt 149,4 tỷ đồng, tăng 23,02 tỷ đồng so với cùng kì năm trước, tương ứng với tốc độ tăng 18,2%.
Xét về tỷ trọng ta cũng thấy rằng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể là tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn năm 2008 là 64,5%, năm 2009 là 62,5% và năm 2010 là 58,3%. Tuy chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nhìn chung tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn
của ngân hàng qua các năm đều giảm dần đi, điều này cũng chứng tỏ rằng ngân hàng đã quan tâm hơn đến việc huy động nguồn vốn trung-dài hạn và mục tiêu sắp tới của phòng giao dịch là sẽ xác lập cơ cấu huy động vốn mới, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao nguồn vốn huy động trung-dài hạn.
Tại PGD Nguyễn Trãi, nguồn vốn huy động ngắn hạn được cấu thành bởi tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Bằng phương pháp cân đối ta thấy rằng:
- Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 7,7 tỷ đồng so với năm trước là do tiền gửi không kỳ hạn tăng 1,5 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 6,2 tỷ đồng.
- Năm 2010 nguồn vốn huy động tăng 23,02 tỷ đồng cũng là do sự tăng lên ở cà hai khoản mục: tiền gửi không kỳ hạn tăng 1,7 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 21,32 tỷ đồng.
Do năm 2010 ngân hàng đẩy mạnh công tác tiếp thị, đưa sản phẩm ngân hàng đến gần với các khách hàng hơn, làm nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng lên. Huy động được loại tiền gửi không kỳ hạn này rất có lợi cho ngân hàng vì loại tiền gửi này có lãi suất thấp, tốn ít chi phí trả lãi hơn mà có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn. Tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do số tiền gửi vào rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau nên ngân hàng ngoài việc sử dụng cho vay ngắn hạn còn có thể sử dụng một phần để cho vay trung hạn.
Vốn huy động trung-dài hạn:
Vốn huy động trung-dài hạn của ngân hàng được huy động từ tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (gồm tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên).
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nguồn vốn này tăng đều mỗi năm. Năm 2008 ngân hàng huy động được 65,32 tỷ đồng từ nguồn vốn trung-dài hạn. Năm 2009 số dư khoản mục này đạt 75,7 tỷ đồng, tăng 10,38 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 15,89%. Tính đến 31/12/2010 con số này là 107 tỷ đồng, tăng khá cao 41,3% với mức tăng tuyệt đối là 31,3 tỷ đồng.
Xét về tỷ trọng, vốn huy động trung-dài hạn của ngân hàng có tỷ trọng ngày càng tăng. Năm 2008, năm 2009, năm 2010 tỷ trọng lần lượt là 35,5%, 37,5% và 41,7%. Đây là kết quả đáng ghi nhận. Huy động vốn bằng nguồn vốn trung-dài hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn so với huy động bằng nguồn ngắn hạn. Tuy nhiên khi huy động bằng nguồn vốn này, ngân hàng có thể chủ động hơn trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là những khoản tín dụng trung-dài hạn để tài trợ cho những dự án lớn.
2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi phân theo thành phần kinh tế gồm có: vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Bảng 2.7 – Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 42,8 23,3% 53,74 26,6% 57,88 22,6%
Tiền gửi của dân cư 141,2 76,7% 148,34 73,4% 198,52 77,4%
Tổng vốn huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100%
( Nguồn: Tổ kế toán – PGD Nguyễn Trãi)
0 50 100 150 200 250 300
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 141,2 42,8 148,34 53,74 198,52 57,88
Nhận xét:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán lương, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng, điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Năm 2008 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 42,8 tỷ đồng, chiếm 23,3% trong tổng vốn huy động.
Sang đến năm 2009, số dư của khoản mục này đạt 53,74 tỷ đồng, chiếm 26,6% trong tổng vốn huy động, tăng 10,94 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng 25,6%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát nước ta tăng cao và cộng hưởng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn bị đình trệ, một số doanh nghiệp thậm chí còn thua lỗ. Điều này ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn của PGD. Đến năm 2009, sau thời kỳ khủng hoảng, PGD Nguyễn Trãi đã có những giải pháp tích cực để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Vì vậy vốn huy động từ nguồn này năm 2009 đã có sự tăng lên.
Năm 2010 nguồn vốn này đạt 57,88 tỷ đồng (tỷ trọng 22,6%), tăng 7,7% so với năm 2009, mức tăng là 4,14 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2010 tăng không nhiều nhưng cũng góp phần nào làm tăng tổng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế tại PGD Nguyễn Trãi mục đích chính không phải để sinh lãi mà chủ yếu là để giao dịch, thanh toán nên ngân hàng chỉ phải trả lãi thấp
cho loại tiền gửi này. Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, nhưng do kế hoạch và thời gian sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau nên số dư của loại tiền gửi này tại ngân hàng khá ổn định. Vì vậy ngân hàng có thể sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Có được kết quả trên là do PGD Nguyễn Trãi đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, góp phần vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng.
Tiền gửi của dân cư:
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư.
Trong những năm vừa qua PGD Nguyễn Trãi luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất