Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi (2).doc (Trang 70 - 72)

V. Tổng thu nhập từ hoạt

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước

THỊ BƯỞI-PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRÃ

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn qua ngân hàng. Nó có thể tạo ra thuận lợi đến công tác huy động vốn nhưng đồng thời cũng có thể cản trở, làm hạn chế công tác huy động vốn.

Nói chung sự ổn định của môi trường vĩ mô là điều kiện tiền đề cơ bản và quan trọng nhất cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho việc đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn vào ngân hàng nói riêng. Đối với Việt Nam hiện nay, một trong

những nội dung của việc tạo lập sự ổn định nền kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm huy động vốn qua NHTM.

Chính phủ phải đưa ra các chính sách về ngoại giao, tiết kiệm, xây dựng hệ thống quản lí tài chính phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Ngoài ra, đối với chính sách huy động vốn qua ngân hàng cũng cần phải được Nhà nước khuyến khích nhiều hơn nữa bằng các biện pháp linh hoạt, cụ thể thông qua các quy định lãi suất, chính sách tỷ giá, thuế…

Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các công cụ vĩ mô, Nhà nước nên có sự tuyên truyền, giáo dục hợp lí nhằm thay đổi tâm lí và thói quen tích trữ tiêu cực. Điều đó không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn góp phần tăng tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư phát triển nền kinh tế. Bên cạnh việc khuyến khích tích lũy, Nhà nước cần xây dựng và ban hành đầy đủ một hệ thống các bộ luật đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo lòng tin của họ vào hệ thống ngân hàng.

Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng. Điều này không chỉ tạo niềm tin đối với công chúng mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ dưới dạng vàng hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng. Kể cả việc khai thác ở mức cao nhất tiềm lực vốn của các doanh nghiệp, các văn bản luật và dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống hơn đảm bảo mọi hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều được luật pháp hóa, tạo nên một môi trường ổn định về pháp lí và chế độ chính sách cho các ngân hàng. Song song với việc ban hành về luật ngân hàng, Nhà nước cũng nên kết hợp với các luật khác như: Luật ngân sách, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại…để tạo ra luật hoàn thiện, chi tiết và công bằng.

Việc ban hành, hướng dẫn thi hành và thực hiện cần có sự thống nhất chặt chẽ. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để hoàn thiện và tạo lập các văn bản khác. Mặt khác phải xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với các cán bộ ngân hàng, bởi ngân hàng cũng hoạt động và chịu sự điều chỉnh

của pháp luật. Tất cả những việc làm trên tạo ra lòng tin cho dân chúng vào nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi (2).doc (Trang 70 - 72)