Agrobacterium có khả năng xâm nhiễm tế bào thực vật bằng cách chuyển một đoạn DNA của nó vào tế bào thực vật. Khi DNA vi khuẩn được hợp nhất với nhiễm sắc thể thực vật, nó sẽ tấn công vào hệ thống tổ chức của tế bào một cách có hiệu quả và sử dụng nó để đảm bảo cho sự sinh sôi của quần thể vi khuẩn. Thật không may mắn cho các nhà trồng cây ăn quả khi gặp phải loài vi khuẩn này. Bởi vì nó chính là thủ phạm gây ra bệnh khối u hình chóp và bệnh lông rễ ở nhiều loài cây cảnh và cây ăn quả.
Mặc dù hệ thống chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium là có hiệu quả đối với một số loài nhưng không phải tất cả thực vật có thể được biến nạp bằng con đường này. Ðặc biệt, lớp một lá mầm bao gồm các cây ngũ cốc chính trên thế giới như lúa, lúa mì và ngô là không được biến nạp dễ dàng nhờ
A. tumefaciens.
Ðể khai thác và sử dụng A. tumefaciens như là một vector chuyển gen các nhà khoa học đã loại bỏ các gen gây khối u và gen mã hoá opine của T - DNA và thay thế vào đó là các marker chọn lọc, trong khi vẫn duy trì các vùng bờ phải và bờ trái của T-DNA và các gen vir. Gen chuyển được xen vào giữa các vùng bờ của T-DNA. Nó sẽ được chuyển vào tế bào và trở nên hợp nhất với nhiễm sắc thể tế bào thực vật
Phương pháp chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium đã được kiểm tra đối với sự xâm nhập bền vững, sự biểu hiện và sự di truyền của các gen chuyển đặc biệt. Tuy nhiên, một vài yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả biến nạp là
loại mô được biến nạp, giai đoạn phát triển của mô, mức độ khởi đầu của vi khuẩn A. tumefaciens sử dụng, môi trường để nuôi cấy mô sau khi biến nạp, marker được sử dụng để chọn lọc thể biến nạp, loại vector sử dụng và kiểu gen của thực vật.
Hình 2.23: Tạo thực vật chuyển gen bằng phương pháp chuyển gen gián tiếp nhờ
Agrobacterium
1. Chuyển gen vào tinh trùng
Tinh trùng trưởng thành có genome bất hoạt không có khả năng tái bản. DNA của nó được bao phủ bởi protamine làm cho DNA ngoại lai rất khó đi vào trong genome tinh trùng. Vì vậy DNA ngoại lai không có cơ hội để hợp nhất vào DNA tinh trùng.
Các thí nghiệm thực hiện cách đây khoảng gần một thập kỷ cho thấy rằng tinh trùng ủ với DNA có thể mang DNA đến trứng trong quá trình thụ tinh dẫn đến kết quả là tạo ra chuột chuyển gen. Các nghiên cứu hóa sinh học cho thấy DNA bám vào tinh trùng một cách dễ dàng nhưng không chứng minh được rằng điều này xảy ra do sự xâm nhập của DNA. Vì thế tinh trùng đóng vai trò là một thể truyền đối với DNA ngoại lai.
Sau một vài năm, phương pháp này được áp dụng rộng rãi với bò, lợn, cừu và cá medaka (Hình 2.24). Trong tất cả các trường hợp này không hiểu tại sao các thí nghiệm rất khó thành công. Hơn nữa, phần lớn các trường hợp, DNA ngoại lai hợp nhất vào genome vật chủ đã được sắp xếp lại ở mức độ cao. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng ngay cả sau khi đã rửa cẩn thận, tinh trùng chứa DNAse đã phân hủy DNA ngoại lai. DNAse có rất nhiều trong nguyên sinh chất của tinh trùng và lượng enzyme này bám vào tinh trùng là thay đổi đã giải thích tại sao thí nghiệm này không thành công và tại sao DNA ngoại lai bị phân cắt. DNA ngoại sinh dường như gây ra hoạt tính DNAse ở tinh trùng đã tách chiết ra. Có thể giải thích hiện tượng này là DNAse một phương tiện để bảo vệ tinh trùng tránh khỏi sự nhiễm DNA ngoại sinh trên đường từ mào tinh hoàn đến tế bào trứng (Baccetti và Spadafora, 2000).
Các thử nghiệm để tăng DNA xâm nhập vào tinh trùng đã được thực hiện. Sự xung điện hoặc chuyển nhiễm với các tác nhân hóa học đã làm tăng sự hấp thu DNA vào tinh trùng. Hiện tượng này thường được kèm theo do khả năng thụ tinh cho bào trứng của tinh trùng.
Ở Xenopus, chuyển gen vào phôi bằng vi tiêm dẫn đến sự biểu hiện của gen ngoại lai và nó tồn tại từ vài ngày đến vài tuần nhưng lại không hợp nhất vào genome vật chủ. Ðể khắc phục khó
Hình 2.24: Chuyển gen vào tinh trùng
A. Tinh trùng đã rửa ủ với DNA được sử dụng để thụ tinh in vivo hoặc in vitro. Phương pháp này không có hiệu quả đặc hiệu đối với việc tạo động vật chuyển gen và các pháp này không có hiệu quả đặc hiệu đối với việc tạo động vật chuyển gen và các gen đã hợp nhất thường bất hoạt do sự sắp xếp lại DNA
B. Màng tinh trùng bị tổn thương bởi chất tẩy nhẹ. DNA ngoại lai đi vào tinh trùng một cách tự do. Các tinh trùng này được sử dụng để thụ tinh in vitro bằng phương pháp cách tự do. Các tinh trùng này được sử dụng để thụ tinh in vitro bằng phương pháp ICSI
khăn này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tinh trùng làm thể mang (carrier). Protocol đã được xác định sớm hơn cho động vật có vú đã chứng tỏ không hiệu quả ở Xeponus. Ðể tăng khả năng hấp thu DNA, tinh trùng được xử lý với Triton, một chất tẩy nhẹ. Ðiều này dẫn đến sự không ổn định của màng tinh trùng làm cho DNA tự do đi vào tinh trùng. Kết quả tương tự cũng đạt được khi làm lạnh và ấm tinh trùng. Chromatin đã bị phân hủy do enzyme hạn chế nhận biết một vài vị trí ở chromatin của tinh trùng nhưng đối với DNA ngoại lai thì không xảy ra. Ðiều này gây ra cơ chế sửa chữa và làm tăng cơ hội hợp nhất DNA ngoại lai vào genome của phôi. Phương pháp này có tên gọi là REMI (restriction enzyme mediated intergration=sự hợp nhất qua trung gian ezyme hạn chế), một phương pháp làm tăng sự biến nạp của tế bào. Sau các xử lý này, tinh trùng mất khả năng thụ tinh cho trứng. Tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng (intra-cytoplasmic sperm ịnjection=ICSI) được sử dụng đối với sự thụ tinh
in vitro ở người. Phương pháp này đã được áp dụng cho Xeponus và đã tạo ra
Xeponus chuyển gen với kết quả có thể chấp nhận (Hình 2.12B). Ðặc biệt hiện nay các nhà sinh học đã ứng dụng chuyển gen vào loài này để nghiên cứu sự phát triển (Marrsh-Arrmstrong, 1999; Perrny, 2001).
Phương pháp này, trước tiên được sử dụng cho Xeponus, đã chứng tỏ thành công ở chuột. Tuy nhiên nó không cho kết quả cao hơn phương pháp vi
tiêm vào tiền nhân là một phương pháp đơn giản hơn nhiều. Phương pháp ISCI đã được sử dụng thành công hoàn toàn ở chuột khi chuyển các đoạn DNA dài được thiết kế trong các vector BAC và YAC (Perry, 2001). Vì vậy phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi đối với các loài khác kể cả gia súc lớn. Hiện nay hạn chế của việc sử dụng ICSI ở các loài này là khó khăn. Dường như là không thể áp dụng với các loài không thuộc bộ Linh trưởng mà việc chuyển gen là khó khi sử dụng các phương pháp khác.
Gần đây, một phương pháp tuyệt vời đã được đề xuất (Qian, 2001). DNA bám vào kháng thể đơn dòng nhận biết một protein trên bề mặt tinh trùng hình thành nên một phức hợp ổn định với tinh trùng. Phương pháp này đã được sử dụng để thụ tinh in vitro ở chuột, gà bằng thụ tinh nhân tạo và lợn bằng cách tiêm vào sừng tử cung. Trong ba trường hợp này, khoảng 30% cá thể con sinh ra là động vật chuyển gen. Gen chuyển đã không bị sắp xếp lại. Nó đã biểu hiện và truyền lại cho thế hệ sau. Ðiều quan tâm là kháng thể đơn dòng giống nhau nhận biết tinh trùng của động vật có xương sống thấp hơn và cao hơn kể cả con người. Phương pháp này có thể được dùng để tạo Linh trưởng chuyển gen.
2. Chuyển gen vào tiền thể tinh trùng in vitro
Tinh trùng thành thục được tạo ra từ các tế bào gốc thông qua các giai đoạn khác nhau của sự biệt hóa (Hình 2.25). Các tế bào gốc tinh trùng có thể được tách chiết, nuôi cấy in vitro trong một thời gian ngắn và được cấy chuyển vào tinh hoàn nhận. Các tế bào cấy chuyển này hoạt động theo chương trình biệt hóa của chúng làm cho tinh trùng hoạt động chức năng. Tỉ lệ tinh trùng tạo thành từ các tế bào gốc cấy chuyển được tăng lên nhiều nhờ sự xử lý các con đực nhận với bisulfan. Bisulfan là một loại thuốc ngăn cản sự biệt hóa của tế bào gốc tinh hoàn. Protocol này đã được sử dụng một cách thành công để chuyển gen vào tế bào gốc trong quá trình nuôi cấy. Ðiều này đạt được nhờ sử dụng vector retrovirus hiệu quả. Các tế bào gốc cấy chuyển vào con đực nhận đã xử lý bisulfan dẫn đến kết
Hình 2.25: Sử dụng các tế bào tiền thể của tinh trùng để chuyển gen
A. Các bước khác nhau của sự biệt hóa tế bào gốc thành tinh trùng
B. Các tế bào gốc hoặc các tế bào đã biệt hóa một cách cục bộ được tách chiết, nuôi cấy và chuyển DNA chọn lọc vào. Tinh trùng mang DNA ngoại lai này được sử dụng cấy và chuyển DNA chọn lọc vào. Tinh trùng mang DNA ngoại lai này được sử dụng để thụ tinh bằng phương pháp ICSC