Chuyển gen chống lạnh vào cá

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ chuyển gen (Trang 137 - 138)

- Tạo dòng sản xuất gà thịt (broiler) Khi trứng gà mái thịt thụ tinh mang các tế bào “kiểu thịt” thì sẽ cho phép tạo dòng gà thịt Trong chương trình này, các cá thể nhất định từ

A. Stephensi bằng các hạt được phủ các sợi axit amin khác nhau và sau đó kiểm tra xem loại hạt nào dính với màng ruột của muỗi Bằng cách chọn lọc và phối hợp các nhà khoa

2.10.2. Chuyển gen chống lạnh vào cá

Trong tự nhiên, cá sống trong nước lạnh ở hai cực quả đất, ở biển nhiệt đới ấm áp và ở những vùng nước ôn hòa. Ở những nơi này các điều kiện nhiệt độ thay đổi theo ngày cũng như thay đổi theo mùa. Trải qua tiến trình tiến hóa lâu dài, cá đã có các cơ chế sinh lý thích nghi với những điều kiện nhiệt độ thay đổi này. Cũng như nhiều sinh vật khác, cá sử dụng các gen sốc nhiệt để phản ứng với nhiệt độ tăng cao, nhưng trong điều kiện lạnh quá, một vài loài cá đã tiến hóa theo hướng gen chống lạnh mã hóa protein giữ cho máu của chúng khỏi đông. De Vries đã phát hiện ra protein chống lạnh (AFPs = antifreeze proteins). Theo De Vries (1969, 1971), cá ở vùng Bắc cực và Nam cực thì gen AFP biểu hiện suốt cả năm, trong khi các loài cá sống ở vùng nước ôn hòa (như cá bơn mùa đông) AFPs chỉ biểu hiện trong mùa đông. Các protein này cho phép cá sống được ở điều kiện nhiệt độ lạnh.

De Vries và cộng sự (1971), Lin và cộng sự (1972) đã phát hiện protein chống lạnh của cá Nam cực bao gồm những đơn vị lặp lại Ala-Ala-Thr với một disaccharide, galactosyl- n-acetylgalactose amine, nhóm gốc đường này liên kết với threonine. AFPs cá bơn mùa đông là một protein xoắn giàu alanin, không có disaccharide. Các cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 của chúng đã được xác định. Cơ chế tối ưu của các protein này là chúng liên kết với những vi tinh thể nước đá và do đó làm hạ thấp điểm đông của máu. Các gen protein chống lạnh của một số loài cá đã được làm sáng tỏ.

Hew và cộng sự (1988) đã vi tiêm gen AFP cá bơn mùa đông vào cá hồi không có AFP. Mặc dù họ đã chứng minh được sự hợp nhất của gen AFP vào genome của cá hồi nhưng không có bằng chứng đối với sự biểu hiện của gen AFP. Tuy nhiên, sau đó họ đã có các chứng cớ sơ bộ về sự biểu hiện của gen AFP cá bơn mùa đông (Pseudopleuronectes americanus) ở cá hồi chuyển gen mặc dù mức độ biểu hiện của gen AFP còn quá thấp để bảo vệ cơ thể chống lại sự lạnh giá. Những kết quả nghiên cứu bước đầu này rất khả quan và cho ta giả thiết một cách chắc chắn rằng, khi các mức AFP thích hợp được biểu hiện chúng sẽ mở rộng khả năng sống của cá hồi vào mùa đông trong các bể nuôi cá nước mặn. Ðây là một thuận lợi lớn cho việc nuôi trồng nguồn thủy sản quan trọng này. Với mục đích đó, việc nghiên cứu đang được tiến hành thăm dò đối với các promoter riêng.

Wang và cộng sự (1995) đã tiêm gen AFP cá lon chạch lớn (Macrozoarces americanus) vào trứng cá vàng (Carassius auratus) thành công và đã chứng minh được sự biểu hiện của gen AFP ở cá vàng. Cá vàng chuyển gen có khả năng chịu lạnh tốt hơn cá đối chứng khi đưa chúng vào môi trường có nhiệt độ thấp.

2.10.3. Chuyển gen kháng bệnh vào cá

Một hướng ứng dụng khác của cá chuyển gen là khả năng kháng bệnh. Cho đến nay, hai phương pháp khác nhau đã được thử nghiệm. Một phương pháp với mục đích là tăng sức đề kháng đối với các bệnh do vi khuẩn và một phương pháp nhằm vào các mầm bệnh virus đặc trưng.

Một ứng dụng của phương pháp đầu tiên liên quan đến việc tăng cường enzyme kháng khuẩn lysozyme ở cá bằng cách đưa trình tự mã hóa lysozyme cá hồi cầu vồng gắn với

(Hew, 1995). Ðây là một cấu trúc mà tất cả đều bắt nguồn từ cá với trình tự mã hóa protein có nguồn gốc từ một loài khá thân thuộc. Một hiệu quả tương tự có thể được tạo ra bằng cách lai khác loài và chọn lọc (cá hồi Ðại tây dương lai với cá hồi nâu (Salmotrutta), cá hồi nâu có thể được lai với cá hồi cầu vồng) và các kỹ thuật chuyển gen sẽ làm tăng tốc độ của quá trình này một cách đơn giản và tạo ra một giống cá có kiểu gen xác định tốt hơn rất nhiều.

Cấu trúc gen chuyển lysozyme đã được đưa vào cá hồi Ðại tây dương nhưng cho đến nay chưa có kết quả nào về năng suất của cá và hiệu quả của gen chuyển được công bố.

Một ứng dụng thứ hai của việc sử dụng kỹ thuật chuyển gen để tăng khả năng kháng bệnh là bảo vệ cá hồi cầu vồng chống lại sự nhiễm virus hematopoietic necrosis (IHNV). IHNV là một nguồn bệnh của cá hồi gây ra tỷ lệ chết cao, đặc biệt là đối với cá bột và cá hồi nhỏ. Các loại vaccine chết-bất hoạt (killed vaccine), vaccin giảm độc lực (attenuated vaccine) và vaccine tiểu đơn vị (subunit vaccine) đều đã được phát triển nhưng cả ba loại đều có những hạn chế nhất định. Sự tiêm chủng vaccine DNA sử dụng các trình tự mã hóa protein G và N của IHNV đã được Anderson thực hiện ở cá hồi cầu vồng vào năm 1996. Các plasmid tái tổ hợp được tiêm trực tiếp vào cơ của cá bột. Một mình trình tự protein N không đủ gây ra miễn dịch nhưng trình tự mã hóa protein G hoặc một mình hoặc kết hợp với trình tự N gây ra miễn dịch do hiệu quả làm virus chết.

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ chuyển gen (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w