Những hướng nghiên cứu cá chuyển gen khác

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ chuyển gen (Trang 138 - 139)

- Tạo dòng sản xuất gà thịt (broiler) Khi trứng gà mái thịt thụ tinh mang các tế bào “kiểu thịt” thì sẽ cho phép tạo dòng gà thịt Trong chương trình này, các cá thể nhất định từ

A. Stephensi bằng các hạt được phủ các sợi axit amin khác nhau và sau đó kiểm tra xem loại hạt nào dính với màng ruột của muỗi Bằng cách chọn lọc và phối hợp các nhà khoa

2.10.4. Những hướng nghiên cứu cá chuyển gen khác

Ngoài việc chuyển gen GH, gen chống lạnh và gen kháng bệnh đã nói ở trên, một số các gen khác cũng đã được chuyển vào cá chép, cá trê, cá hồi, cá vàng, cá medaka, cá chó Bắc cực (Northern pike) và một số loài cá khác. Các gen này có nguồn gốc từ tập hợp các nguồn sinh vật khắp nơi (gen kháng hygromycin, gen neomycin phosphotransferase (neo), gen chloramphenicol transacetylase, gen crystalline gà, gen a-globin, gen luciferase, gen ß- galactosidase, gen chống lạnh...). Khi chuyển vào cá, các gen vi tiêm được gắn với nhiều promoter khác nhau (mouse methallothionein (mMT), Rous sarcoma virus (RSV), fish antifreeze protein promoter (AFP)...).

Vào năm 1986, Ozato và cộng sự đã chứng minh rằng cá medaka (Oryzas latipes) được vi tiêm tổ hợp mMT chuột với gen crystalline (Cry) gà thì gen ngoại lai này đã hợp nhất với DNA genome của cá medaka và đã biểu hiện gen mới này. Oshiro và cộng sự (1989) đã công bố gen α-globin cá chép đã gắn được vào DNA genome cá hồi cầu vồng. Mc Evoy và cộng sự (1988) đã chỉ ra rằng cá hồi Ðại tây dương chuyển gen có thể biểu hiện gen ß-galactosidase khi kết hợp với mMT. Yoon và cộng sự (1990) đã đưa ra bằng chứng về sự chuyển gen, sự hợp nhất và sự phiên mã của gen neo trong cá vàng nhưng bằng chứng về sự biểu hiện gen không được làm sáng tỏ. Stuart và cộng sự (1988) sử dụng cá mú vằn (zebrafish) làm mô hình chuyển gen kháng hygromycin, đã chứng minh được sự hợp nhất vào hệ gen và sự di truyền lại cho thế hệ sau của gen này. Chen và Power (1990) đã chứng minh được sự hợp nhất, sự biểu hiện và sự di truyền lại cho thế hệ sau của tổ hợp gen chloramphenicol transacetylase.

Lu và cộng sự (1997) đã sử dụng vector retrovirus đa hướng (pantropic retrovirus vector) để chuyển gen vào cá medaka Nhật bản (Orizias latipes). Các vector này chứa LTR của virus bạch cầu chuột Moloney (Moloney murine leukemia virus = Mo-MLV) và một gen chuyển (neo hoặc lacZ) được điều hòa bởi đoạn LTR của RSV. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được sự xâm nhập, sự biểu hiện và sự di truyền lại cho thế hệ con lai F1 của tổ hợp gen này.

Trong một số nghiên cứu cá chuyển gen, hiệu quả đạt được thấp, trung bình chỉ từ 5- 10%. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng khi nghiên cứu chuyển gen người vào cá chép, sự hợp nhất gen ngoại lai với genome vật chủ đạt được từ 40 - 88%.

Ngoài việc góp phần tăng năng suất lên nhiều lần cho ngành nuôi trồng thủy sản, cá chuyển gen còn cung cấp các mô hình thí nghiệm tuyệt vời cho các nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như các nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Sinh học.

Ở Việt Nam, tại Phòng Công nghệ gen Ðộng vật, Viện Công nghệ Sinh học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Việt Nam, Nguyễn Văn Cường và cộng sự đã và đang nghiên cứu chuyển tổ hợp gen hormone sinh trưởng người (MThGH) vào chuột, cá vàng (Carassius autarus), cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) và cá chép (Cyprinus carpio). Với một số kết quả bước đầu đã đạt được, việc nghiên cứu tạo cá chuyển gen đang được tiếp tục tiến hành.

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ chuyển gen (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w