21 10 Chưa xay 40 30 2011 CH Đô-mô mi-ca, Hon-

Một phần của tài liệu phân tích tác động gia nhập wto của việt nam đối với xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 33 - 48)

mi-ca, Hon- đu-rat,Elsan- va-đo

0

mi-ca, Hon- đu- rat,Elsan- va-đo 0901 0901 0901 22 22 22 10 20 --Đã khử chất Ca-phê-in ---Chưa xay ---Đã xay 40 40 30 30 2011 2011 0 0 0901 90 00 - Loại khác 40 30 2011 CH Đô-mô- mi-ca, Hon- đu-rat, 0 (Nguồn: Bản dịch của Bộ tài chính)

Ghi chú: Thế suất tối Huệ Quốc (Thuế suất ưu đãi)

Mục I: Hàng nông sản:

- Trường hợp có ghi mức thuế tại cột “ thuế suất cam kết cắt giảm” dòng thuế đó sẽ có mức thuế cắt giảm đều hàng năm, bước cắt giảm đầu tiên tính từ ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo thời điểm gia nhập và chính thức trở thành thành viên WTO của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Các bước cắt giảm sau đó sẽ được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 hàng năm cho đến khi đạt mức thuế suất cam kết cuối cùng theo thời hạn nêu trong cột “Thời hạn thực hiện”. Tuy nhiên có một số ghi chú riêng tại “thời hạn thực hiện”cho những dòng thuế có lộ trình cắt giảm nhanh lộ trình giảm đều hàng năm. Mức thuế suất cắt giảm hàng năm được làm tròn đến số thập phân thứ nhất.

+ Việt Nam sẽ duy trì:

- Thuế suất thuế nhập khẩu kể cả các khoản phụ thu nhập khẩu ( ghi tại cột phụ thu nhập khẩu nếu có).

Như vậy, khi gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết các loại thuế, mở cửa thị trường và xóa bỏ hỗ trợ cho xuất khẩu.

- Đối với mặt hàng cà phê nhân thì thực sự không có biến động lớn vì nước ta là nước xuất khẩu chủ lực mặt hàng này. Việc gia tăng nhập khẩu cà phê nhân các loại vào Việt Nam là rất ít, chỉ một số loại cà phê có chất lượng cao phục vụ cho khách sạn nhà hàng.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước cũng đã và đang phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia khác tron lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Ước tính sơ bộ có khoảng gần 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, thuộc mọi thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các tập đoàn, công ty kinh doanh cà phê lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Namvà thực hiện kinh doanh thông qua văn phòng đại diện hoặc công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao, rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì vậy doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đang tăng tỷ trọng trong tổng số xuất khẩu cà phê của Việt Nam, ước tính hiện nay vào khoảng 15 – 20%, phần lớn là cà phê nhân chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn.

Trong thời gian tới, tỷ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội vền vốn, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiêm thị trường và mạng lưới khác hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả không cạnh tranh được sẽ bị giải thể, phá sản hay trở thành đại lý thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực cà phê thành phẩm sẽ tăng lên khi các hãng rang, xay khổng lồ hiện diện ở Việt Nam và mức thuế đối với mặt hàng này sẽ giảm từ 40% xuống còn 30% (năm 2011).

Thị trường tiêu thụ cà phê ở Việt Nam còn tương đối nhỏ mức tiêu thụ hàng năm còn thấp so với mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên với mức sống người dân tăng lên và tâm lý tiêu dùng thay đổi, nhu cầu cà phê đang tăng nhanh nhất là ở các khu vực đô thị và giới trẻ.

Nguồn cung cho cà phê chế biến khá dồi dào với nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu lớn như Vinacafe, Nestle, Trung Nguyên…và hàng trăm các nhà rang xay qui mô nhỏ và vừa khác. Các tập đoàn rang xay cà phê lớn khác như Kraft Food, P&G, TChibo, Lavazza…cũng đang rất quan tâm tới Việt Nam.

1.1.4. Một số kinh nghiệm của các nước:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước, khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước phát triển và tăng trưởng kinh tế vững mạnh nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt các kinh nghiệm trong hoạt động

thương mại với một số nước trong khu vực, Tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc trong quá trình phát triển thương mại quốc tế.

1.1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Đối với Nhật Bản vào cuối những năm 50, sản xuất trong nước đã được cải thiện một cách đáng kể, khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp mới cũng ngày càng tăng. Việc trở thành thành viên đầy đủ của GATT (Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày nay) đã giúp Nhật Bản được cư xử theo điều khoản tối huệ quốc. Nhờ đó, năm 1955, khi Nhật Bản mới gai nhập GATT, xuất khẩu của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 2,4 % tổng xuất khẩu của các nước phương Tây, nhưng đến năm 1982 là 9,1% (số liệu của Ngân hàng Nhật Bản).

Trong giai đoạn đầu của thời kì đẩy mạnh xuất khẩu, các nhà xuất khẩu Nhật Bản còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, việ thực hiện những giao dịch ban đầu và những chi phí để thâm nhập thị trường(mở văn phòng, đi lại, xác định khách hàng, tìm hiểu quy định hải quan…) thường là rất lớn trong khi quy mô của các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhỏ. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những can thiệp như cung cấp tín dụng với việc cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi áp dụng chính sách thuế ưu đãi, lập các công ty ngoại thương Nhà nước, khuyến khích hợp nhất các công ty ngoại thương tư nhân nhỏ.

Nhật Bản rất chú trọng nắm bắt những thông tin về nhu cầu thị trường nước ngoài và các địa chỉ nhập khẩu, thồn tin về vận chuyển đường biển, thủ tục hải quan và những khách hàng cụ thể là những thông tin hết sức quan trọng đối với các nhà xuất khẩu khi xâm nậhp thị trường. Về vấn đề này, rõ ràng là khả năng nắm bắt và cung cấp các thong tin của Chính phủ tốt hơn nhiền so với các hãng tư nhân, qua đó Chính phủ đã giúp cho các nhà xuất khẩu nắm bắt tốt hơn những thông tin cần thiết. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu các hãng đã xâm nhập được thị trường phải có trách nhiệm phổ cập thông tin đối với các hãng mới khác.

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhật Bản khuyến khích các công ty tăng cường đại diện ngay tại thị trường các nước đó để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thực tế. Đây được xem là bước chuyển hướng quan trọng trong chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp của Nhật Bản có thể bán sản phẩm ngay tại thị trường của nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba, tránh được những hạn chế về xuất khẩu và các hàng rào mậu dịch khác.

Nhờ hệ thống các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng rất mạnh với cơ cấu có sự chuyển biến quan trọng từ các sử dụng nhiều lao động sang các sản phẩm công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản luôn tìm mọi biện pháp để có thể vừa mở rộng thị trường xuất khẩu, vừa tận dụng đến mức tối đa thị trường trong nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được thực hiện bằng những nỗ lực tối đa để có thể tham gia vào các tổ chức và các diễn đàn kinh tế quốc tế, kể cả việc phải nhượng bộ ở mức độ nào đó mà sự thể hiện rõ nhất là trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và GATT. Thông qua đó, hàng hóa của Nhật bản đã có nhiều cơ hội đặt chân vào các thị trường mà trước đây rất khó có thể đặt chân bằng những biện pháp tiếp cần thị trương thuần túy như thị trường Mỹ, EU…

1.1.4.2. kinh nghiêm của Trung Quốc:

Hai năm sau khi ra nhập WTO, tức là năm 2002 và 2003, mặc dù có những khó khăn trong nước và quốc tế, nền kinh tế Trung Quốc vẫn vận hành thuận lợi và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng mặt khác đã bộc lộ những mặt bất cập và khó khăn sau khi gia nhập WTO.

Trong hai năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2002 là 8% năm 2003 là 9,1%. Mặc dù năm 2002, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,5%, năm 2003 có những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq và đại dịch SARS, Trung Quốc đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy quả là một thành

tựu to lớn. Đặc biệt là hai năm đầu sau khi giai nhập WTO, kim ngạch ngoại thương và xuất khẩu của Trung quốc tăng mạnh và tiếp tục xuất siêu. Tính đến những khó khăn sau khi gia nhập WTO, nên Chính phủ Trung Quốc đặt chỉ tiêu rất khiêm tốn ch xuất nhập khẩu năm 2002 là “ có tăng chút ít”. Thế nhưng thật bất ngờ, xuất nhập khẩu Trung Quốc năm 2002 đạt 620,79 tỷ USD tăng 21,8% so với trước khi gia nhập WTO tức là năm 2001. Trong đó xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2001, xuất siêu 30,35 tỷ USD. Năm 2003 kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 851,2 tỷ USD, tăng 37,1%, trong đó xuất khẩu đạt 438,4 tỷ USD tăng 34,62% so với năm 2002, xuất siêu 25,6 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp vốn ngoại vào Trung Quốc năm 2002 là 55 tỷ USD. Năm 2003, đầu tư vốn ngoại theo hiệp định đạt 115,1 tỷ USD, vốn đầu tư thực tế đạt 53,5 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc khi gia nhập WTO, tức là năm 2001 mới chỉ có 212 tỷ USD, năm 2002, đã lên tới 270 tỷ USD và cuối năm 2003 lên tới 403,3 tỷ USD. Cácd ngành sản xuất công – nông nghiệp vẫn phát triển. Trước đó, Trung Quốc rất lo ngại tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Năm 2002 và năm 2003, cạnh tranh hàng nông sản trong thị trường Trung Quốc không nghiêm trọng như mức người ta lo ngại trước đó. Vì giá nông sản ở nước ngoài tương đối cao, trong khi giá nông sản của Trung Quốc tương đối thấp, nên hai năm vừa qua nông sản nước ngoài nhập vào Trung Quốc thậm chí không hết hạn ngạch trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường quốc tế mặc dù số lượng không tăng nhiều. Nhờ kinh tế phát triển, mức sống của dân cư Trung Quốc nói chung đã được nâng cao rõ rệt, năm 2003 GDP bình quân đầu ngừời của Trung Quốc đã vượt trên 1000USD.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thành công của Trung Quốc trong lĩch vực kinh tế hai năm sau khi gia nhập WTO. Điều cần khẳng định là Trung Quốc đã có sự chuẩn bị từ trước, và tiếp tục nỗ lực sau khi gia nhập WTO, để phát huy lợi thế do thời cơ đem lại, bước đầu vượt qua thử thách giảm thiểu những hậu quả bất lợi.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, những vấn đề quan trọng làm tăng mức xuất khẩu ra thị trường thế giới của Trung Quốc, bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện một chiến lược khai thác thị trường toàn cầu một cách hợp lý theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có.

Trong chiến lược khai thác thị trường toàn cầu, Trung Quốc phân chia thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau:

+ Theo trình độ phát triển: Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 3 nhóm: Nhóm A gồm các nước công nghiệp phát triển; nhóm B gồm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa(nhóm NIEs) và các nước SNG, Đông âu, Nam Phi, Ixrael; nhóm C gồm các nước còn lại.

+ Theo dung lượng thị trường: Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 2 cấp: Cấp 1 gồm các nước có dung lượng thị trường lớn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á và Đông Nam Á. Cấp 2 gồm các nước tuy có dung lượng nhỏ nhưng có tiềm năng lớn như SNG, Đông Âu, Trung Đông, Australia, Neu-di-lân, Mỹ La Tinh và Châu Phi.

+ Theo vị trí địa lý: Hàng hóa Trung Quốc chủ yếu được đưa sang 6 khu vực thị trường là: Hongkong, Macao, Nhật Bản, Bắc Mĩ, Tây Âu và SNG và Đông Âu, Đông Nam Á.

Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau như trên đã giúp Trung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh các chiến lược khai thác thị trường cơ bản, Trung Quốc còn thực hiện các chiến lược “bổ khuyết” để tìm cho mình một hướng thị trường thích hợp. Chiến lược này dựa trên luận điểm cơ bản là ở bất kì thị trường nào cũng đều có những “ mảng trống” ở đó thị trường chưa được khai thác hoặc chưa được chiếm lĩnh một cách có hiệu quả.

- Bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu hợp lý mà Trung Quốc đã duy trì được khả năng tăng trưởng xuất khẩu ở nhịp

độ cao trên cơ sở mở rộng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tăng mức xuất khẩu tối đa vào các thị trường quen thuộc.

Với chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu hiệu quả trong hơn hai thập kỉ qua, Trung Quốc đã trở thành “công xưởng chế tác” các sản phẩm xuất khẩu với quy mô lớn chưa từng có trên thế giới. Hơn nữa với sự tham gia vào WTO, sức cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc càng trở lên mạnh mẽ hơn.

- Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường xuất khẩu. Trong các đặc khu kinh tế, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện hoặc vật dụng cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp. Đồng thời các xí nghiệp sản xuất để xuất khẩu khi nhập khẩu vật tư được miễn thuế hải quan từ 5% - 25%. Với nguyên liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế nhập khẩu. Các sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế sẽ được tiêu thụ ở các thị trường sau:(1) xuất khẩu ra thị trưòng nước ngoài, (2) tiêu thụ chính trong đặc khu,(3) tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu các nhà sản xuất trong đặc khu nâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình thông qua các biện pháp hành chính và kinh tế.

- Các chính sách phát triển khác của Trung Quốc cũng được xem là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu mới như:

+ Thả nổi giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Giá thu mua hàng xuất khẩu được bên mua và bên bán thỏa thuận theo giá thị trường.

+ Trung Quốc đã nghiên cứu và xác lập chính sách giá cả khuyến khích xuất khẩu sản phẩm điện cơ và sản phẩm kỹ thuật cao, đồng thời tìm biện pháp quản lý giá thu mua hàng xuất khẩu.

- Chính sách tỷ giá và kiểm soát ngoại hối: Việc kiểm soát ngoại hối được thực hiện nhằm đảm bảo chế độ giao nộp ngoại tệ của các đơn vị kinh tế đảm bảo dự trữ ngoại hối. Trong thời kỳ 1985 – 1994, do sản xuất trong nước

Một phần của tài liệu phân tích tác động gia nhập wto của việt nam đối với xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 33 - 48)