xã vùng cao của tỉnh
Thu hút và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh là hai mặt của phát triển đội ngũ này trở nên hoàn thiện và vững mạnh hơn. Có thu hút được nhiều cán bộ, công chức giỏi, có trình độ chuyên môn cao vừa qua đào tạo hay đã công tác tại các địa phương khác về làm việc tại các xã vùng cao phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách ưu đãi, thu hút của tỉnh. Tỉnh cần tăng cường thêm các chính sách thu hút, chủ yếu đánh vào lợi ích của chính bản thân các cán bộ, công chức. Song song với việc thu hút cán bộ, công chức từ phía ngoài cần phải nâng cao chất lượng từ chính bên trong đội ngũ cán bộ, công chức của các xã này. Cụ thể:
- Đối với cán bộ, công chức chưa tốt nghiệp trung học phổ thông:
Đối với cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng chương trình, giáo trình lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn (biên tập lại, thay nội dung chính sách liên quan tới các tỉnh Tây Nguyên để bổ sung những nội dung cho phù hợp với chính sách, đặc điểm cán bộ cấp cơ sở tỉnh Yên Bái).
Đối với 07 chức danh công chức cấp xã thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng 07 bộ tài liệu chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực do 09 Bộ chuyên ngành biên soạn, ban hành năm 2005 sử dụng cho công chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên chưa tốt nghiệp trung học phổ thông để biên soạn, chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm quản lý tỉnh Yên Bái.
- Đối với cán bộ, công chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông:
Đối với cán bộ chuyên trách cần được đào tạo trung cấp chính trị, chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tin học văn phòng;
Đối với 07 chức danh công chức cấp xã cần được đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng những kiến thức quản lý nhà nước, tin học theo tiêu chuẩn chức danh ban hành tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ.
Hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức các xã vùng cao cần xem xét tình hình đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương để sắp xếp cho phù hợp. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bao gồm kinh phí biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu... và kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được bố trí trong phạm vi ngân sách hàng năm của Bộ, ngành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và từ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm (đã được Nhà nước phân bổ) do ngân sách địa phương đảm bảo. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương như: Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cùng phối hợp tổ chức, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã.