Bên cạnh chính sách hỗ trợ về kinh phí, tỉnh Yên Bái còn có những chính sách khuyến khích đi kèm để tăng cao hiệu quả phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao, cụ thể như sau:
Đối với cán bộ làm hợp đồng, tư vấn theo công việc, yêu cầu trình độ cao để thực hiện các dự án cho các xã vùng cao của tỉnh sẽ được trả lương, thưởng hoặc trả công theo thoả thuận khi ký kết hợp đồng.Thêm vào đó nếu dự án, chương trình đó đem lại hiệu quả cao thì tỉnh sẽ tuỳ theo hiệu quả mang lại để khen thưởng cho cán bộ đó.
Đối với cán bộ có trình độ đại học đi học nâng cao sau đại học, trên đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ), học ngoại ngữ, học tiếng dân tộc thiểu số được trợ cấp một lần như chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, được nâng bậc lương trước thời hạn sau khi tốt nghiệp
3.3.4.Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ quản lý cho dân tộc ít người
Đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao với hơn nửa là người dân tộc và người dân tộc thiểu số. Đây là đội ngũ có tiếng nói trong xã và có lợi thế là nói được tiếng địa phương nên thuận lợi cho công tác quản lý, tuy nhiên hạn chế lớn của họ là trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp kém. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho đội ngũ này là vô cùng cần thiết và cần phải thực hiện trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên các xã vùng cao lại là những vùng kinh tế khó khăn, điều kiện tự nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc gần như là không có, vì thế tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo các cán bộ quản lý người dân tộc ít người. Cụ thể như sau:
Đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoài việc được hưởng chính sách theo quy định của nhà nước như các cán bộ khác, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi cho các loại hình đào tạo như sau:
Bồi dưỡng ngắn hạn được hưởng mức: 150.000 đ/tháng. Đào tạo đại học cử tuyển được hưởng mức: 300.000 đ/ tháng.