Hiệu quả dịch vụ môi giới chứng khoán ở công ty cổ phần chứng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán ở công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia.DOC (Trang 40 - 44)

2. Thực trạng về dịch vụ môi giới chứng khoán của công ty cổ phần

2.2.2. Hiệu quả dịch vụ môi giới chứng khoán ở công ty cổ phần chứng

khoán Quốc Gia.

Để xem xét hiệu quả dịch vụ môi giới chứng khoán, trước tiên ta phải xem xét bối cảnh nền kinh tế của đất nước nói chung và của ngành nói riêng. Quả thật, mức độ thành công của công ty chứng khoán phụ thuộc rất lớn sự phát triển nền kinh tế. Trong gần hai năm trở lại đây nền kinh tế có nhiều biến động lớn đặc biệt tình trạng lạm phát ngày càng tăng cao. Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất để thu hút công chúng gửi tiết kiệm. Điều này ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Hơn nữa, lĩnh vực kinh doanh

chứng khoán còn khá mới mẻ ở Việt Nam, các quy định về quản lý thị trường còn nhiều bất cập. Để kiếm lợi cho bản thân, không ít cá nhân và tổ chức có hành vi lũng đoạn thị trường, gây tác động đến ảnh hưởng đến đầu tư. Đây cung chính là nguyên nhân gây cung cầu ảo trên thị trường làm ảnh hưởng đến thị trường đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán ở công ty.

Công ty chứng khoán Quốc Gia là công ty mới gia nhập thị trường cuối năm 2006. Với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng - mức vốn khá khiêm tốn đối với ngành dịch vụ cao cấp này. Trên thực tế hiện nay, có 87 công ty chứng khoán đang cạnh tranh khốc liệt trên mảng thị phần môi giới chứng khoán. Trong đó các công ty chứng khoán hàng đầu hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, …thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những công ty chứng khoán mới và quy mô vốn nhỏ như NSI phải chia nhau 15% thị phần còn lại. Trong thực trạng bối cảnh nền kinh tế và ngành công nghiệp chứng khoán trên tác động không tốt đến sự phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại NSI. Vì vậy, để phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường ta phải nghiên cứu hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán để có thể đưa ra giải pháp hoàn thiện dịch vụ môi giới chứng khoán trong điều kiện hiện nay. Chúng ta đánh giá hiệu quả dịch vụ môi giới chứng khoán trên hai chỉ tiêu chính là chỉ tiêu về mặt tài chính và chỉ tiêu về số lượng tài khoản và giá trị trung bình trên mỗi tài khoản.

a Chỉ tiêu tài chính :

Khi xem xét hiệu quả dịch vụ môi giới chứng khoán, người ta thường quan tâm đến chỉ tiêu về doanh thu. Cụ thể, doanh thu của hoạt động môi giới chứng khoán là bao nhiêu, chiếm tỷ trọng như thế nào trong tổng doanh thu của cả công ty. Với mức doanh thu đó chiếm bao phần trăm thị phần của thị trường. Chúng ta có thể đánh giá qua bảng số liệu sau đây :

ĐVT : Tỷ đồng Quý

Chỉ tiêu I II III IV Năm

- Doanh thu từ hoạt động MGCK - Tổng doanh thu

- Lợi nhuận từ hoạt động MGCK

1, 8 6 0, 4 1,2 2 0,2 1,3 2,2 0,2 4 1,8 3,8 0,3 6 6,1 14 1,2

1)Hệ số lợi nhuận hoạt động MGCK trên doanh

thu(ĐVT: %) 22

16, 7

18,

5 20 19,6

2)Tỷ trọng doanh thu MGCK trên tổng doanh thu(ĐVT: %)

30 60 59 47 43,5

Hình1 : Nguồn Công ty chứng khoán Quốc Gia năm 2007

Dựa vào bảng trên ta nhận thấy doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu toàn công ty là 6,1 tỷ đồng chiếm 43,5% . Điều này nói lên rằng hoạt động môi giới chứng khoán chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty. Phần lớn khoản thu của công ty đều thu từ hoạt động môi giới. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động môi giới chiếm 1,2 tỷ đồng, tức 19,6 % trên tổng doanh thu. Với hệ số lợi nhuận hoạt động trên khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh. Sở dĩ, theo ước tính thông thường khoản chi phí ban đầu cho hoạt động công ty chứng khoán khá lớn trung bình là 300 triệu đồng / tháng. Đó là chưa kể công ty có hai chi nhánh và các khoảng ba đại lý nhận lệnh, mà nguồn thu chính từ phí môi giới. Trong khi đó nguồn vốn của công ty lại nhỏ, mới gia nhập thị trường nên khó có thể chiếm thị phần như các công ty chứng khoán hàng đầu. Với khoản chi phí tối thiểu bắt buộc là không nhỏ, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng lớn. Đây cũng là lý do mà mảng thi phần môi giới chứng khoán của công ty chưa cao, chiếm 1,57% thị phần chung thị trường, so với các “đại gia” hàng

đầu còn quá thấp. Hiện nay, trên thị trường có 87 công ty chứng khoán, trong đó có hơn 60% thị phần môi giới đang thuộc về khoảng 5 công ty chứng khoán lớn và số còn lại chia cho các công ty nhỏ và ra đời sau như NSI. Vì vậy, để nâng cao tính cạnh tranh thì NSI nên có kế hoạch tăng vốn hoạt động nhất là trong thời kỳ khó khăn này.

Doanh thu cũng như lợi nhuận qua các quý không đồng đều. Trong năm 2007 vừa qua có nhiều biến động. Vào quý I năm 2007, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ số VN- index tăng vượt ngưỡng 1100 điểm, số lượng nhà đầu tư mở tài khoản tăng nhanh. Thị trường khá sôi động, khoản thu từ dịch vụ môi giới chứng khoán tăng nhanh. Nhưng thị trường đảo chiều liên tiếp trong quý 2, khi giá cổ phiếu quá cao vượt quá giá trị thực, bắt đầu xuất hiện hiện tượng bán ồ ạt, thêm nữa là thông tin không chính xác khiến giá cổ phiếu giảm nhiều phiên liên tục. Dư bán nhiều hơn dư mua, khối lượng khớp lệnh thì quá ít, làm giảm nguồn thu của công ty. Tình hình thị trường có sự khởi sắc trở lại trong quý 3, có những thời điểm cuối tháng 9 sàn TP.HCM lập kỷ lục về giá trị giao dịch lên 1.772 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2007 thị trường đi xuống, khiến cho không ít công ty chứng khoán lo lắng. Như vậy, có thể thấy hiệu quả hoạt động môi giới phụ thuộc lớn vào tình hình thị trường, trong đó yếu tố tâm lý của nhà đầu tư có tác động mạnh đến thị trường. Theo đó, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán cũng thay đổi theo các quý.

b Chỉ tiêu về sự gia tăng số lượng tài khoản và giá trị giao dịch trên mỗi tài khoản.

Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2008, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại NSI đạt 4327 tài khoản tăng 1328 tài khoản tương đương gần 20% so với thời điểm tháng 6 năm 2007. Hiện nay, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán đạt 255.185 tài khoản trong đó đối với những công ty chứng khoán có bề dầy hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về

số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như SSI có VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường, BVSC có 34.395 tài khoản chiếm 13,48% , SSI có 26.746 tài khoản chiếm 10,48% , BSC có 24.525 tài khoản chiếm 9,61 % . So với các công ty chứng khoán hàng đầu thì con số này còn khá nhỏ nhưng đây là con số đáng kể đối với NSI khi ra đời sau và mức vốn hoạt động nhỏ.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, kéo dài, cùng sức ép của đối thủ cạnh tranh có mặt từ lâu trên thị trường, trước hiệu quả mà công ty đạt được cũng khẳng định phần nào bước đi vững chắc của NSI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán ở công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia.DOC (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w