3. Giải pháp phát triển dịch vụ môi giới ở công ty cổ phần chứng
3.1. Chiến lược phát triển của nghiệp vụ môi giới giai đoạn 2008-
3.1.1. Chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, thị trường chứng khoán đã mở ra kênh huy động vốn trung, dài hạn cho Chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cũng như đem lại những tiềm năng, vận hội mới đối với các nhà đầu tư.
Trong thời gian tới, để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, Chính phủ và UBCKNN đã đề ra chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Đó là:
Mục tiêu tổng quát
Căn cứ vào nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả,…", bản Dự thảo đã đưa ra 3 mục tiêu tổng quát của TTCK trong vòng 10 năm tới.
Thứ nhất, huy động nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thứ hai, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, đảm bảo ổn
Thứ ba, củng cố, ổn định hoạt động của thị trường, đồng thời mở rộng
phạm vi quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thiện việc quản lý giám sát thị trường bảo vệ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Những mục tiêu cụ thể
Về quy mô thị trường: Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết
là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Tăng số luợng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Năm 2002 tổng giá trị thị trường đạt 0,34% GDP. Năm 2006 tổng giá trị thị trường đạt 38% GDP. Năm 2010, quy mô thị trường vào khoảng 110.000-190.000 tỷ đồng, bằng 15 – 20% GDP.
Về trái phiếu, cổ phiếu công trình, dự kiến năm 2010 là 10 đến 15 ngàn tỷ đồng đưa vào giao dịch tại TTGDCK.
Về hệ thống hoạt động: Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2008 có 150
công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TTGDCK TP.HCM (HOSE)và 130 công ty trên TTGDCK Hà Nội(HASTC). Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 500 công ty niêm yết trên HOSE và 700 công ty trên HASTC.
Về tổ chức trung gian tài chính: Tăng quy mô và phạm vi hoạt động kinh
doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Khuyến khích và đào tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước. Phát triển các công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam. Quy mô và số lượng tổ chức trung gian tài chính phụ thuộc vào quy mô thị trường. Năm 2008 có
87 công ty chứng khoán, 3 quỹ đầu tư. Dự kiến 2010 có thêm 5 đến 10 công ty quản lý quỹ và 2 đến 3 công ty định mức tín nhiệm.
Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và đầu tư cá nhân: Thiết lập hệ
thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các Ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà dầu tư cá nhân tham gia vào thị trường.
3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Được thành lập vào thời kỳ nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động lớn như:Việt Nam gia nhập WTO; Việt Nam và Mỹ đã ký những thoả thuận về nhiều vấn đề (trong đó có vấn đề về chứng khoán); TTCK đang diễn ra hết sức sôi động; các công ty chứng khoán cạnh tranh rất sôi động… Vì vậy khả năng lây lan rủi ro và những ảnh hưởng của sự biến động tài chính do sự liên kết của các thị tường trên toàn cầu rất dễ xẩy ra. TTCK đóng vai trò là kênh huy động vốn, là nơi dễ lây lan rủi ro nhất. Đánh giá những khó khăn và thách thức đang đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty đã đề ra định hướng phát triển cho mình trong giai đoạn 3-5 năm tới như sau:
Về vốn điều lệ
Để nâng cao uy tín, chất lượng cũng như quy mô hoạt động của công ty. Trong thời gian tới NSI cùng với các cổ đông sẽ nâng vốn điều lệ của công ty từ 50 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Nhằm đưa công ty trở thành một trong những công ty chứng khoán có dich vụ tốt hàng đầu Việt Nam và đem lại cho nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành những lợi ích cao nhất. Xứng tầm với nền kinh tế nói chung cũng như TTCK nói riêng.
Với cam kết từ các cổ đông, Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc, cán bộ quản lý các cấp và toàn thể nhân viên, công ty chứng khoán NSI luôn hành động để hướng tới sự phát triển bền vững, tạo dựng niềm tin với khách hàng và gia tăng giá tri cho khách hàng, các cổ đông và toàn thể nhân viên trong công ty. NSI sẽ không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, đạt được thị phần lớn về sản phẩm dịch vụ để đạt được các mục tiêu mà công ty đã đặt ra. Mặt khác, NSI cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận các kênh huy động vốn đầu tư một cách hiệu quả nhờ vào kinh nghiệm và các quan hệ đa chiều với nhiều tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước. Giúp các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sang công ty cổ phần, huy động vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO. Xây dựng dược bản sắc và thương hiệu riêng của công ty mình trên thị truờng trong nước, vươn tầm khu vực, thế gới
Về nhân sự
Nhân sự luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là trong môi trường canh tranh như CK thì con người được xem như một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của công ty Ck đó. Vì vậy chính sách nhân sự trong các công ty này luôn hướng tới đội ngũ nhân viên nhằm chiêu mộ nhân tài, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ cán bộ. NSI cũng không thể đứng ngoài xu quy luật tất yếu này. Có đội ngũ nhân viên hàng đầu thị trường. Đó là mục tiêu mà công ty đặt ra trong thời gian tới. Với nền tảng là đội ngũ nhân viên đã tốt nghiệp các trường đại học trong nước, quốc tế, có trình độ chuyên môn sâu rộng, kỹ năng làm việc tốt, đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm trong thực tế.Bên cạnh đó là chính sách quản trị nhân sự hợp lý sẽ đem lại môi trường làm việc phù hợp và có hiệu quả cao.
Kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển hết sức mạnh mẽ. Cùng với xu hướng chung của thề giới. Công ty áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến, năng động, chuẩn mực. Nhằm trợ giúp công ty trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý có hiệu quả cao và mang lại cho khách hành những thông tin cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất. Tạo tính liên tục trong giao dịch. Tránh hiện tượng trục trặc kỹ thuật tại TTGD TP.HCM trong thời gian qua
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ môi giới ở công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia Quốc Gia
3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác phát triển dịch vụ môi giới ở công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia môi giới ở công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia
a Thuận lợi
NSI mới có mặt trên thị trường chưa lâu, công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong môi trường cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường hiện nay. Đây là một điều không phải dễ dàng có thể làm được trong ngày một ngày hai mà cần phải có một chiến lược lâu dài của ban lãnh đạo và sụ hợp lực của toàn bộ nhân viên trong công ty. Nhưng trong điều kiện hiện nay công ty còn gặp một số khó khăn
- Về tình hình chung của thị trường chứng khoán : Trong thời gian gần
đây, nền kinh tế có những biến động không tốt ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2008, chỉ số lạm phát lên 9%, và đến nay đã tăng lên trên hai con số. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng này, nhà nước liên tục thực hiện một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng nhà nước(NHNN) đã phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 20.300 tỷ đồng nhưng không được sử dụng vay vốn tái cấp. Thêm nữa, NHNN cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại lên thành 11% khiến 1000 tỷ đồng nữa bị rút khỏi lưu thông. Đồng thời, Nhà nước cũng đưa ra Quyết định số 03 và chỉ thị số 03 về việc cho vay tiền để mua chứng khoán.
Trước tất cả chính sách trên đã làm tổn thất cho thị trường chứng khoán do một lượng vốn lớn rút khỏi lưu thông, thêm nữa các ngân hàng không có vốn để phục vụ cho dịch vụ cho vay để mua chứng khoán. Nguồn duy nhất là từ phía các công ty chứng khoán nhưng phần lớn các công ty đó đều được tài trợ bởi ngân hàng thương mại. Trong khi đó lãi suất liên tục tăng đến 15% năm, giá vàng tăng cao khiến cho nguồn đầu tư vào thị trường chứng khoán sụt hẳn. Vì vậy đây là giai đoạn vô cùng khó khăn với thị trường chứng khoán nói chung và công ty nói riêng.
- Về nguồn nhân lực: môi giới là hoạt động đòi hỏi rất nhiều về các kỹ năng cũng như đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Trong thời điểm này thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, kéo theo khoản thu từ phí giao dịch chứng khoán của công ty giảm rõ rệt. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, đây là cơ hội cho các tổ chức trong nước và nước ngoài quyết định đầu tư. Bản thân những đối tượng khách hàng này là những người có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường chứng khoán. Vấn đề nguồn nhân lực lại trở nên vô cùng cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhân viên môi giới không chỉ đơn thuần thực hiện lệnh theo khách hàng mà còn có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường mới có thể đảm đương thu hút khách hàng tiềm năng trên cho công ty. Vì vậy, chính sách thu hút nguồn nhân lực của công ty gặp không ít khó khăn để có thể thu hút được những nhân viên môi giới có kinh nghiệm cũng như thành thạo nghiệp vụ.
Về thị phần: Đây là một vấn đề khó khăn đặt ra cho NSI. Các công ty
chứng khoán có mặt từ lâu trên thị trường chiếm lĩnh khoảng 80% thị phần giao dịch chứng khoán trên thị trường. Trong khi đó, với tâm lý lo lắng mà khối lượng nhà đầu tư cá nhân đã rút khỏi thị trường chứng khoán nhất trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn. Hơn nữa, môi giới cho khách hàng là tổ chức đầu tư nước ngoài là mảng dịch vụ khó chia lại thị phần. Bởi vì ở mảng dịch này thì uy tín, kinh nghiệm, năng lực tài chính là yếu tố quyết định trong
khi đó các công ty mới như NSI đang trong quá trình tạo lập. Nhưng không vì thế mà NSI không có cơ hội, nếu công ty đầu tư một cách bài bản, trong điều kiện các công ty chứng khoán hàng đầu hiện nay không có chiến lược đầu tư đúng đắn thì rất có thể thị phần được chia lại.
Sự cạnh tranh trong nghành: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc so với sự dự đoán của các nhà chuyên môn. Tính đến thời điểm đầu năm 2008 có 87 công ty chứng khoán ra đời chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường. Đi cùng với nó là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán với nhau nhằm tạo uy tín trên thị trường để thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư lớn, có tổ chức. Và NSI không tránh khỏi quy luật cạnh tranh tất yếu này của thị trường. Trên thực tế hiện nay, có một số công ty chứng khoán ra đời muộn, nguồn lực yếu dễ dàng bị thâu tóm bởi các tổ chức tài chính nước ngoài. Mới đây ngân hàng Morgan Standley đã mua cổ phần của công ty chứng khoán Hướng Việt và đổi tên công ty thành công ty cổ phần chứng khoán Morgan Standley Hướng Việt. Công ty này sẽ đi vào hoạt động với những nghiệp vụ : ngân hàng đầu tư, bảo lãnh phát hành, môi giới, phân tích và đầu tư. Thêm nữa, ngân hàng RHB(Malaysia) sẽ mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán Việt Nam, không kể có nhiều vụ mua bán từ 10% cổ phần trở xuống của các tổ chức khác với các công ty chứng khoán trong nước. Các tổ chức nước ngoài này là những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới, họ có uy tín, kinh nghiệm, tiềm lực hơn các công ty, tổ chức tài chính của Việt Nam để đảm bảo mang lại tiện ích tốt nhất cho nhà đầu tư. Đây sẽ là một thách thức lớn cho NSI để có chiến lược lâu dài đảm bảo vị trí của mình trên thị trường cũng như phương hướng phát triển của công ty.
b Thuận lợi
Về thị phần : Việt Nam với dân số hiện nay trên 80 triệu dân, trong khi
đó số lượng khách hàng mở tài khoản tại các công ty chứng khoán hơn 300.000 tài khoản giao dịch. Con số này còn quá nhỏ so với tiềm năng mà thị
trường có thể mang lại. Tuy gần đây thị trường có xuống dốc nhưng phần lớn do tâm lý của nhà đầu tư không ổn định nên đây là cơ hội cho NSI có điều kiện chuẩn bị cho thời gian tới khi mà thị trường khởi sắc trở lại.
Về nguồn nhân lực: Trong thời điểm hiện nay thì nguồn lao động trong
lĩnh vực này không trở nên khan hiếm như những năm trước. NSI có thể có điều kiện thu hút người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về thị trường chứng khoán đảm bảo chất lượng dịch vụ môi giới của công ty.
Về bài học kinh nghiệm: công ty có thể tìm hiểu qua quy trình nghiệp vụ
môi giới của các công ty khác từ đó xem xét những cái được và chưa được của quy trình đó. Sau đó đưa ra một quy trình hoàn chỉnh cho công ty mình. Tránh những sai lầm mà công ty khác đã mắc phải
Về công nghệ: công ty có thể lựa chọn những máy móc hiện đại tại thời
diểm hiện tại. Trong khi một số công ty chứng khoán hiện nay vẫn sử dụng những máy móc lạc hậu, không phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và gây tách ngẽn trong giao dịch.