Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ về y tế và phát triển con ngườ

Một phần của tài liệu Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 38 - 39)

4. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra.

4.6.Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ về y tế và phát triển con ngườ

a. Giáo dục và đào tạo

Ở VN với ý nghĩa giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục đúng đắn, cùng với các chính sách xã hội khác, là tiền đề quyết định cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, nước ta đã có rất nhiều chính sách để khuyến khích giáo dục phát triển, dành nguồn sách lớn cho giáo dục: năm 2011 ước tính xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách.

Nhờ vậy, hệ thống giáo dục đào tạo đang được củng cố và phát triển, là nguồn cung cấp nhân lực kỹ thuật chính cho nền kinh tế, cho thị trường lao động ở các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau: Đến năm 2010 đã cơ bản phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi toàn quốc, quy mô GD-ĐT ngày càng được mở rộng, trình độ cao ngày càng tăng. Hiện nay ước tính trên phạm vi cả nước ước tính có hơn 200 trường đại học. Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả các tầng lớp nhân dân và tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước cũng đã thực hiện một số chính sách đối với con em người nghèo. So với những đòi hỏi to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới, chính sách GD-ĐT của VN nói chung còn nhiều yếu kém và bất cập trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả... cản trở đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Về đào tạo và giáo dục trung học chuyên nghiệp: mở cửa rộng hơn nữa cho các cấp học cao trong hệ thống giáo dục phổ thông và cao đẳng, đại học, và đồng thời lại buông lỏng đào tạo dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp trung cấp. Phương pháp đào tạo hiện nay chưa thích hợp và được nhìn nhận đánh giá là còn thấp, sinh viên chưa mang chuẩn quốc tế, đào tạo đại học ở VN chưa cao, sự yếu kém về thông tinh giữa GD-ĐT với lao động và việc làm cũng là thực trạng phổ biến. Về công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm do chưa ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp quy về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đến nay, trong tổng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, số học sinh các trường công lập chiếm gần 90%. Số học sinh các trường bán công, dân lập chỉ đạt trên 10% . Giáo dục mầm non chưa được chú ý: thiếu giáo viên, trường lớp,... còn xảy ra bất bình đẳng về giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp, nhất là bậc đại học. Nhiều sinh viên cao đẳng, đại học khi học xong không có công ăn, việc làm, một hạn chế nữa là ngân sách cho giáo dục còn nhiều hạn chế,..

b.Y tế và chăm sóc sức khỏe

Tăng trưởng kinh tế cũng là tiền đề mang lại những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Hệ thống y tế với số lượng cơ sở khám chữa bệnh, số giường bệnh tăng lên tạo điều kiện tốt hơn và cho nhiều người hơn có nhu cầu khám, chữa bệnh ở các bệnh viện công và bệnh viện tư. Số lượng cán bộ ngành y cũng tăng lên đáng kể. Hệ thống bệnh viện cũng được trang bị mới thêm máy móc,

thiết bị khám chữa bệnh, tăng cường hơn nguồn lực sản xuất thuốc chữa bệnh và mạng lưới y tế được tổ chức rộng khắp tạo điều kiện nâng cao tiếp cận và tính bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của các tầng lớp dân cư. Nhờ đó, sức khỏe của người dân VN được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. Các thành tựu về y tế thông qua các chỉ số cơ bản về hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đã phản ánh một cách khá đầy đủ và cụ thể tác động tích cực về nhiều mặt của tăng trưởng kinh tế đến nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng cho người dân.

c. Chỉ số phát triển con người HDI

Những phân tích trên cho thấy qua hơn 20 năm đổi mới, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng và tiến bộ về y tế và chăm sóc sức khỏe nhìn chung đã được giải quyết một cách tích cực. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, các thành tựu tăng trưởng và cơ hội phát triển được mở rộng cho đông đảo nhân dân. Kết quả là sự phát triển toàn diện con người VN đã được khẳng định thông qua sự gia tăng vững chắc của chỉ số HDI trong hơn 10 năm qua. HDI tăng từ 0,464 (năm 1992) lên 0,671 (năm 2000), đứng thứ 108 trong số 174 nước được xếp hạng, tăng 2 bậc so với năm 1999.

Một phần của tài liệu Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 38 - 39)