* Những vấn đề thách thức
Từ quý II năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, vươn lên hàng thứ hai thế
giới về phương diện kinh tế, chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên có một thực tế là sự phát triển của TQ vẫn chưa bền vững và đồng đều, chất lượng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc còn rất kém. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và
hội. Chính Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương đã thừa nhận: “Vấn đề hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc chính là chất lượng tăng trưởng”.
Nền kinh tế Trung Quốc đứng trước rất nhiều thách thức như khá lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, khoảng cách giàu nghèo quá lớn.... Dù nước này đang có hàng chục tỷ phú nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Mỹ "Forbes" bình chọn, nhưng thu nhập bình quân của hàng trăm triệu người dân lại thuộc diện thấp nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP của TQ khoảng 10%/năm trong hơn 20 năm nay, nhưng đó là nhờ chính phủ nắm tiền tệ, kiểm soát các ngân hàng. Do vậy, Trung Quốc cứ đầu tư tràn lan trong khi các nước trên thế giới đang bị suy thoái, hạn chế đầu tư. Hơn nữa, mức tiêu thụ của người dân Trung Quốc rất thấp, chỉ chiếm 40% GDP, trong khi của Nhật Bản dù bị suy thoái trong 20 năm qua, nhưng vẫn ở mức khoảng 60% GDP. Trong khi đó, thị trường bất động sản bùng nổ và chính sách điều hành vĩ mô đang tạo ra những nguy cơ cho nền kinh tế này.
Trong khi Trung Quốc nói chung đang tăng trưởng, và nhìn chung người dân đều khấm khá hơn, nhưng TQ thật ra vẫn là một quốc gia đang phát triển. Là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người, TQ có thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp hơn gấp 10 lần so với Nhật Bản (GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 USD, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 USD/người). Mặt khác, trong nền kinh tế, Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo. Đó là chưa kể, mức tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu, cho nên trình độ phát triển còn thấp hơn nhiều so các nước giàu. Ngoài ra, Chính phủ Bắc Kinh còn phải đối phó với lạm phát đang tăng nhanh và các căng thẳng xã hội ngày càng gay gắt.
Khi Trung Quốc đã phát triển để trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Á, thành quả lớn nhất là đã vực được hàng trăm triệu công dân của mình ra khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, sẽ tồi tệ hơn nếu thị trường bất động sản bùng nổ - như nhiều người đang lo sợ, và khi đó, hàng triệu nhà đầu tư sẽ bất bình như những người nghèo. *Những giải pháp
- Đi sâu cải cách các doanh nghiệp, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại để doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể của thị trường.
- Xây dựng hệ thống thị trường mở, tăng nhanh bước đi của cải cách giá cả. - Tăng cường vai trò của Nhà nước trong điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế. - Ổn định quan hệ sản xuất cơ bản ở nông thôn, xây dựng thể chế kinh tế nông thôn thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục cải cách sâu sắc hơn cơ chế kinh tế đối ngoại.
- Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế TQ đã thu được những thành
tựu vô cùng to lớn. Từ một nước nghèo, lạc hậu đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới. Tuy vậy, nền kinh tế TQ cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế khắc phục: chênh lệch mức sống của người dân, sức ép tài nguyên môi trường, những bất cập của nền kinh tế phát triển nhanh nhưng tính ổn định thì không cao, tệ tham nhũng, quan liêu,...Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở châu Âu, trước mắt, đang là thách thức rất lớn đối với TQ. TQ đang bước vào giai đoạn mới của cải cách kinh tế - phát triển về chất lượng. Nó đòi hỏi sự chuyển
dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, làm sao thu hút lực lượng lao động khổng lồ vào các ngành kinh tế mới, cũng như đảm bảo đời sống cho 1,3 tỷ dân trong điều kiện đòi hỏi cuộc sống ngày một nâng cao, đó là một nhiệm vụ to lớn đối với Đảng cầm quyền.
Câu 5: Phân tích tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (VN) thời kỳ đổi mới (1986 đến nay)?
1.Tốc độ tăng trưởng chung nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục và với tốc độ cao trong suốt một thời gian dài sau đổi mới, trong nhiều năm đạt tốc độ cao. So với các thời kỳ 1976-1985 (đạt khoảng 2%/năm), 1986-1990 (đạt xấp xỉ 3.9%/năm), thì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991-1995 (8.18%), 1996-2000 (6.95%) và 2001-2006 (7,62%) là rất ấn tượng. Bình quân giai đoạn 1991-2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,59%. Đó là tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 28 năm (chỉ thua kỷ lục 30 năm của Trung Quốc đang nắm giữ cho đến nay).
Trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), tốc độ tăng GDP chậm, bình quân là 3,9%/năm. Đó là do chế độ bao cấp bị xóa bỏ dần, các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chưa phát triển, nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn định, lạm phát nghiêm trọng.
Hình 5.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2011
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thời kỳ 1991-1995 thể hiện những bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đạt đỉnh điểm vào năm 1995 (9,54%). Đó là do những biện pháp, chính sách do Đảng và Nhà nước ta áp dụng trong thời kỳ đổi mới đã dần phát huy tác dụng.
Thời kỳ 1996-2000 là khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á và bị thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng của đất nước, mặt khác nguồn vốn đầu tư trực tiếp suy giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên các thị trường xuất khẩu thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này giảm, tăng GDP bình quân chỉ đạt 6,95%.
Thời kỳ 2001-2007 chứng kiến đà tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, tốc độ cổ phần hóa cấc doanh nghiệp nhà nước tăng lên, đặc biệt từ năm 2002 trở lại đây đã đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, tính chung, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 năm đạt hơn 7,7%.
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt đầu một chu kì suy giảm tăng trưởng do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 giảm còn 6,31%, năm 2009 chỉ đạt 5,32%.Năm 2010, nền kinh tế đã từng bước vượt qua khó khăn và có sự phục hồi, GDP đạt 6,78%. Tuy nhiên, đến năm 2011 GDP giảm còn 5,9%.