Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 28 - 33)

*Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Khu vực này đạt tăng trưởng liên tục trong cả giai đoạn 1991-2008, với tốc độ bình quân 4%/năm. Trong giai đoạn 2001-2008, mặc dù nông nghiệp gặp khó khăn (do hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm lan rộng, bão lụt xảy ra liên tục....), nhưng thủy sản vẫn tăng khá (1.4%/năm), nên tính chung tăng trưởng của nhóm ngành đạt bình quân khoảng 4%/năm. Năm 2009, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 gặp một số khó khăn do hạn hán, sâu bệnh và mưa lũ nên tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp đã sụt giảm, chỉ còn 1,82%. Năm 2010, cả 3 bộ phận của nhóm đều có sự phục hồi, tính chung tăng trưởng 2,78% so với năm

2009.

*Công nghiệp và xây dựng

Từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng luôn cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nền kinh tế, bình quân đạt 10,9%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành qua 16 năm gần như tăng trưởng liên tục đạt 2 chữ số, nhờ đó quy mô giá trị sản xuất của ngành năm 2006 xấp xỉ gấp 8 lần so với năm 1991. Năm 2008 giảm mạnh còn 5,98%, năm 2009 còn 5,52% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu,Năm 2010, tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện, đạt 7,7%. Tăng trưởng cao đạt được ở cả 3 khu vực (Khu vực Doanh nghiệp nhà nước, ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Tăng trưởng cao nhóm ngành này cũng đạt được trên một số địa bàn quan trọng, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung như Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh,...Những địa bàn có quy mô lớn cũng đạt tăng trưởng khá như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong thời kỳ 1991-2008 đạt mức cao ở một số ngành chủ yếu như than, hóa chất, da, gỗ,....Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của

các ngành sản xuất và lắp ráp xe máy, ô tô, thiết bị máy tính,.. đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của toàn ngành.

Bảng 5.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo nhóm ngành kinh tế 1991-2010 (%) Năm Nông, lâm nghiệp và thủy

sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch Vụ 1991 2,18 7,71 7,38 1992 6,88 12,79 7,58 1993 3,28 12,62 8,64 1994 3,37 13,39 9,56 1995 4,80 13,60 9,83 1996 4,40 14,46 8,80 1997 4,33 12,62 7,14 1998 3,53 8,33 5,08 1999 5,23 7,68 2,25 2000 4,63 10,07 5,32 2001 2,98 10,39 6,10 2002 4,17 9,48 6,54 2003 3,62 10,48 6,45 2004 4,36 10,22 7,26 2005 4,02 10,69 8,48 2006 3,69 10,38 8,29 2007 3,76 10,22 8,85 2008 4,68 5,98 7,37 2009 1,82 5,52 6,63 2010 2,78 7,70 7,52 Nguồn: Tổng cục Thống kê *Dịch vụ

Khu vực dịch vụ phản ánh rõ nét nhất sự thăng trầm của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong thời kỳ 1991-1995, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao (tăng trưởng bình quân 8.6%/năm). Tốc độ này giảm sút dần trong 5 năm 1996- 2000 (5.7%/năm), nhưng trở lại đà tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay. Trong 2 năm 2005-2006, GDP nhóm ngành dịch vụ tạo ra tăng trên mức 8%, cao nhất tính từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á xảy ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ có giảm nhẹ xuống còn 7,37% vào năm 2008, đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực tăng lên được 7,52%.

3.Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào.

Chính sách huy động vốn của Việt Nam trong thời gian qua đã tập trung vào việc động viên các nguồn lực tài chính với quy mô và tốc độ ngày càng cao cho đầu tư phát triển.

Trong giai đoạn 1991-1995, tổng số vốn huy động cho đầu tư phát triển là 202.729 tỷ đồng, tương đương 19,6 USD, chiếm 22,8% GDP, đầu tư toàn xã hội đã vượt xa tỷ lệ tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Trong đó, đầu tư trong nước 146.497 tỷ đồng, chiếm 72,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 56.232 tỷ đồng, chiếm 27,8%.Trong giai đoạn 1996-2000, tổng vốn đầu tư thực hiện lên đến 497,6 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần so với mức của 5 năm 1991-1995, trong đó vốn trong nước gấp gần 3 lần, vốn nước ngoài tăng gấp 2 lần. Năm 2004, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đã vượt mức 40%. Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP của Việt Nam đạt cao nhất trên thế giới (45.6%). Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP của Việt Nam vẫn đạt 43,1%. Năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đã tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài bắt đầu từ năm 1988, với 37 dự án và 321,8 triệu USD, đến năm 2000 cả nước cấp phép 3209 dự án, với tổng vốn đăng ký 39,4 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 18,9 tỷ USD. Đến năm 2005, tổng số vốn FDI theo đăng ký đã lên đến 53,6 tỷ USD.

Bảng 5.2: Tỷ trọng vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế ( %)

Năm Tổng

số

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2001 100 59.8 22.6 17.6 2002 100 57.3 25.3 17.4 2003 100 52.9 31.1 16.0 2004 100 48.1 37.7 14.2 2005 100 47.1 38.0 14.9 2006 100 45.7 38.1 16.2 2007 100 37.2 38.5 24.3 2008 100 28.6 40.0 31.4 2009 100 40.6 33.9 25.5 2010 100 38.1 36.1 25.8

Nguồn: Niên Giám thống kê 2009, số liệu 2010: Tổng cục Thống kê

Nguồn vốn FDI chiếm khoảng 20% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Hình thức đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh: chiếm 70% số vốn đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên, chiếm khoảng 20% số vốn đầu tư, ngoài ra còn có hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh. Nguồn vốn FDI đã được thực hiện và đi vào hoạt động ở khắp 50 tỉnh, thành phố. Nếu tính cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA thì vốn có nguồn gốc nước ngoài chiếm

tới 47% tổng số vốn.Vốn nước ngoài đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Từ cuối năm 1987 đến đầu những năm 1990, Nhà nước bắt đầu sửa đổi một số loại thuế để nguồn thu từ thuế dần dần thay thế cho nguồn thu quốc doanh. Về chi ngân sách, đã giảm dần và chấm dứt chế độ bao cấp qua giá cung cấp vật tư và giá bán lẻ hàng tiêu dùng từ năm 1990. Xóa bỏ chế độ bao cấp trực tiếp của ngân sách đối với việc bù lỗ hoặc cấp phát vốn tràn lan cho các Doanh nghiệp Nhà nước.

3.2.Lao động

Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới (Năm 2010 dân số trung bình cả nước ước tính là 86,93 triệu người) nên có lợi thế và tiềm năng lớn về nguồn lực. Song cũng còn tồn tại nhiều bất cập trong sử dụng nguồn lực.

Lực lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào, lao động trẻ chiếm tỷ lệ rất cao và có xu hướng tăng. Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 là 43,347 triệu người. Năm 2010 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009.

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã từng bước được cải thiện ở các tiêu chí về trình độ học vấn, dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 96,42% vào năm 2000. Đến tháng 6 - năm 2011, cả nước đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.

Bên cạnh những mặt tích cực, việc sử dụng nguồn lao động nước ta còn một số hạn chế như sau:

Một là, phân bố nguồn nhân lực không đều theo các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế: Dân số nước ta được phân bố trên 6 vùng kinh tế - xã hội. Vùng đông dân nhất là đồng bằng sông Hồng có 19.625 nghìn người, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 18.870,4 nghìn người. 2 vùng ĐB Sông Hồng và Sông Cửu Long, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi tập trung tới 42,3% dân số, vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 18,6% dân số cả nước. Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt lớn: số dân khu vực thành thị là 26,01 triệu người (chiếm khoảng 29,9% dân số - tỷ lệ này đã tăng khá nhiều so với năm 1999 là 23,5%). Thực trạng của phân bố dân cư không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới phân bố lao động không đồng đều ở nước ta. Theo số liệu thống kê năm 2009, lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia làm việc chiếm tỷ lệ 55,5% dân số, trong đó số người ở nông thôn là 12.624,5 nghìn người, chiếm 49,6%, ở thành thị chiếm 58% tổng số dân thành thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có sự chuyển dịch lao động theo hướng giảm tỷ trọng của lực lượng lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của lực lượng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng tốc độ còn chậm. Năm 2010, tỷ lệ tương ứng là: 48,2%, 22,4%, và 29,4%. Xét theo thành phần kinh tế thì tỷ lệ lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực khác, hiện chiếm trên 86% tổng số lao động đang làm việc.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực vẫn thuộc vào loại thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được yều cầu về nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Cơ cấu trình độ của người lao động đang còn rất bất hợp lý. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 4,47% tổng số lao động, phản ánh tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước ta.

Ba là, việc sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất hợp lý. Thực tế, cán bộ có chuyên môn kỹ thuật tập trung phần lớn ở các viện nghiên cứu, các cơ quan hành chính tại những đô thị. Điều này đã gây ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật giả tạo ở hầu hết các ngành. Tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ có 32,7%( trong khi ở Thái Lan là 58,2%, Hàn Quốc là 48%, Nhật Bản 64,4%), còn lại 67,3% làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức, đoàn thể. Ngoài ta, một số lượng lớn cán bộ chuyên môn kỹ thuật được sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo. Điều này có nguyên nhân từ những bất cập của cơ chế, chính sách tuyển dụng và chế độ lương, đãi ngộ còn bất hợp lý.

3.3. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ như: gia tăng đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến khích chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài...

Thời gian qua, số cơ sở nghiên cứu khoa học ở nước ta có sự gia tăng cả về số lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 1995, cả nước mới chỉ có 800 000 người có trình độ cao đẳng trở lên thì đến năm 2000 con số đó đã lên tới 1 300 000 người và năm 2004 là hơn 2 030 000 người. Trong giai đoạn 1996-2004, bình quân mỗi năm số người có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng 17,2%.

Tuy vậy, nói chung, hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ ở nước ta còn chưa nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch va Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp ở VN đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Các doanh nghiệp VN chưa thực sự coi trọng đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ. Tỷ trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp mới chỉ có khoảng 0,2-0,3%

doanh thu, thấp hơn nhiều so với mức 5% ở Ấn Độ, hay 10% ở Hàn Quốc,...Tốc độ đổi mới công nghệ ở VN chỉ đật khoảng 10%/năm. Tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu chiếm trung bình 38% và rất lạc hậu chiếm tới 52%. Chính những hạn chế về kỹ thuật – công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước, hạn chế khả năng nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá thành cao hơn giá nhập khẩu. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn tới cơ cấu xuất khẩu, nhiều sản phẩm xuất khẩu giảm tương đối vị thế cạnh tran trên thị trường thế giới.

Bảng 5.4: Các nguồn tạo nên tăng trưởng 1996 - 2008

(Đơn vị: %) Năm Vốn Lao động TFP 1996 34,6 1,5 62,1 2004 61,5 21,9 16,6 2008 69,31 17,8 22,48 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu dựa trên những nhân tố theo chiều rộng.

Một phần của tài liệu Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 28 - 33)