4. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra.
4.1. Tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a.Cơ cấu nhóm ngành kinh tế
Có thể thấy rõ, tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP ở Việt Nam giảm dần theo thời gian, trong khi công nghiệp và xây dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 khối ngành nhưng lại có xu thế đi xuống, chỉ ở khoảng 38% trong 2 năm gần đây. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tốc độ tăng trưởng của các khu vực trong thời gian qua có sự thay đổi. Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có sự tăng trưởng mạnh nhất trong 3 khu vực tư 1991 đến nay. Khu vực dịch vụ hiện nay cũng có xu hướng tăng. Còn nông, lâm, thủy sản là khu vực có tốc độ tăng trưởng chậm hơn 2 khu vực kia.
Hình 5.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam (1990 – 2010)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Như vậy, cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch khá chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, quá trình này chưa được thực hiện theo một quy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, với một lộ trình hợp lý.
Trong nội bộ mỗi nhóm ngành, sự chuyển dịch cơ cấu cũng còn chậm. Trong
khu vực Nông nghiệp, chủ yếu diễn ra sự chuyển dịch giữa 2 nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản: tỷ trọng của ngành thủy sản tăng tư 9,2% (1991) lên 26,8%(2008), tương ứng với sự giảm sút của ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng chậm: tỷ trọng trồng trọt chiêm tới 72,4%. Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng không đáng kể. Trong khi ngành dịch vụ được coi là 1 động lực của tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này quá chậm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, xây dựng. Các ngành dịch vụ có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm như dịch vụ tài chính, bảo hiểm hiện đang có tỷ trọng trong GDP rất nhỏ.
Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu đang hạn chế nhiều việc nâng cao sức cạnh tranh của VN và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh VN đang bắt đầu phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và mới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Vì thế chúng ta cần kịp thời điều chỉnh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư từ nước ngoài để phát triển và coi trọng đầu tư, thúc đẩy phát triển mạnh thương mại, du lịch. dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm,... b. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến khá rõ rệt, thể hiện sự lớn mạnh và tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vào các hoạt động kinh tế. Tỷ trọng của khu vực quốc doanh trong một số lĩnh vực kinh tế giảm dần, còn tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên tương ứng, đánh dấu những bước chuyển cơ bản trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Xét về cơ cấu đóng góp của các thành phần kinh tế đối với kết quả tăng trưởng của GDP thời kỳ 2001-2008 cho thấy kinh tế ngoài nhà nước đóng góp nhiều nhất (46,3%), sau đến kinh tế nhà nước (38,4%), thấp nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (15,3%). Tuy nhiên khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò càng lớn trong nền kinh tế đất nước.
Xét về cơ cấu đóng góp của các thành phần kinh tế đối với tăng trưởng sản lượng công nghiệp, giai đoạn 1996-2008, kinh tế nhà nước đóng góp nhiều nhất, sau đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thấp nhất là kinh tế ngoài nhà nước.