PHÁT TRIỂN NHÓM TRONG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG HÀNH ĐỘNG PHỨC HỢP

Một phần của tài liệu tiểu luận động lực nhóm - những hệ thống hoạt động phức tạp (Trang 35 - 37)

HỢP

Hệ thống lý thuyết hành động phức tạp của chúng tôi (CAST) cung cấp viễn cảnh một cách tiếp cận hoàn toàn khác với ý tưởng phát triển nhóm. Trong CAST, lịch sử phát triển của một nhóm sẽ được xe m là một ma trậ n gồm ba mô hình của một dòng sự sống của nhóm (life course) và của một nhóm và ba cấp độ của động lực nhân quả. Ba mô hình thứ bậc theo thời gian của dòng sự sống của một nhóm là h ình thành, hoạt động, biến hóa. Điều này nói rằng không có gì hơn (a) hình thức nhóm, (b) họ là m những gì họ làm, và (c) tại một số điểm mà họ có thể chấm dứt tồn tại hoặc được chuyển đổi thành một hệ thống có thể nhận diện khác nha.

Cả ba mô hình dòng sự sống của nhóm chứa đựng sự hoạt động liên tục và đồng thời của ba cấp độ của động lực nhân quả: địa phương, toàn cầu, và theo ngữ cảnh (contextual). Động lực địa phương đề cập đến sự phụ thuộc phức tạp giữa các thành viên, nhiệm vụ, công cụ, và các đặc điểm gắn với ngữ cảnh, khi chúng diễn ra theo thời gian. Động lực toàn cầu đề cập đến các quy trình ở cấp độ hệ thống xuất hiện, và sau đó hình thành và ràng buộc, hoạt động của động lực địa phương. Động lực ngữ cảnh đề cập đến sự tác động lẫn nhau phức tạp giữa các sự kiện gắn với ngữ cảnh của nhóm với và hệ thống phản ứng với những sự kiện đó. Ba cấp độ của động lực nhân quả, địa phương, toàn cầu, và theo ngữ cảnh, vẽ lên ít nhiều ba loại quy trình trung gian đã được thảo luận trước đó: hoạt động, phát triển, và thích nghi.

Việc hình thành nhóm đưa đến một vài s ự pha trộn của bốn lực lược : một mặt, là lực lượng bên ngoài đối lập với lực lượng bên trong, và lực lượng theo kế hoạch đối lập với các lực lượng mới xuất hiện. Sự phối hợp các lực lượng trên dẫn đến bốn loại nhóm cơ bản: (a) Các nhóm ghép (concocted group), được hình thành khi các ảnh hưởng từ trên xuống dưới thuộc bên ngoài (có nghĩa là, theo kế hoạch) trội hơn(như khi một nhà

quản lý tạo ra một nhóm và phân công cho họ dự án và nhân sự); (b) Các nhóm cơ sở, khi ảnh hưởng từ trên xuống dưới (kế hoạch) thuộc nội bộ chiếm ưu thế (như khi một người tự tạo ra một mà trong đó họ sẽ là một thành viên chủ chốt); (c) Các nhóm tự tổ chức, tổ chức dưới lên (xuất hiện) nhưng ảnh hưởng nội bộ chiếm ưu thế; (d) Các nhóm theo tình huống (circu mstantial group), nơi các ảnh hưởng mới xuất hiện từ bên ngoài thiết lập những tình huống hướng dẫn mọi người thực hiện các hành động phối hợp.

Đối với tổ chức công việc, các nhóm ghép là nhiều nhất, mặc dù các thành viên ở các cấp quản lý thường tạo ra các nhóm cơ sở tốt hơn. Các nhóm tự tổ chức thường xuất hiện một cách không chính thức. Một ví dụ điển hình là sự sản sinh - duy trì nhóm không chính thức đã gây khó khăn cho quá trình quản lý trong nghiên cứu cổ điển của Western Electric (Roethlisberger và Dickson 1936/1964). Nhó m không chính thức thường gây tác dụng đối lập với mục đích của quản lý.

Trong phạm vi bất kỳ loại nào, chúng ta có thể suy nghĩ về nhóm bao gồm ít nhiều sự quan trọng của các thành phần khác nhau - các thành viên, các dự án, công nghệ. Một loại nhóm rất là phổ biến trong các tổ chức, và trong các nghiên cứu về nhóm trong tổ chức, là cái mà lý thuyết hệ thống phức tạp gọi là những đơn vị tác chiến đặc biệt. Ở đây, sự nhấn mạnh chính là về dự án, các mối quan hệ công việc từng thành viên, hoặc mạng lao động. Một dạng khác của nhóm là một trong những các hệ thống lý thuyết phức tạp gọi đội. Đây là sự nhấn mạnh về hội viên, và về quan hệ thành viên - công cụ (hoặc vai trò mạng). Một loại thứ ba là một nhóm (ban). Ở đây, công nghệ và quan hệ nhiệm vụ - công cụ hoặc mạng công việc là quan trọng nhất. Tất cả ba loại rất phổ biến trong tổ chức công việc, mặc dù nhiều nhóm được gọi là đội thực sự là những đơn vị tác chiến đặc biệt hoặc các nhóm (ban). Do lịch sử phát triển khác nhau (tức là, do các yếu tố cấu thành và mạng con (subnetworks) được phát triển sớm nhất và được chú trọng nhất), những loại khác nhau của các nhóm là m việc là kiểu khác dễ bị sai biệt do sự thay đổi của các loại khác. Các đơn vị tác chiến đặc biệt dễ bị ảnh hưởng nhất bởi một thay đổi trong dự án. Các đội dễ bị thay đổi nhất do một thay đổi trong các

thành viên. Nhóm (ban - crew) là dễ bị thay đổi nhất do một sự thay đổi trong công nghệ.

Sự hình thành mang lại sự phát triển của mô hình thô s ơ về thành viên-nhiệm vụ- công cụ, cho tổng thể các loại của những dụ án mà nhóm có thể thực hiện. Mô hình này trở nên khớp một cách hoàn toàn với mô hình các hình thức hoạt động khi nhóm chọn một dự án đặc biệt và cam kết thực hiện nó. Họ quy định cụ thể cấu trúc quy trình cơ cấu thành viên, nhiệm vụ, công cụ, thời gian. Cấu trúc đó được sửa đổi như hành động rõ ràng.

Vì vậy, từ quan điểm của lý thuyết hệ thống hành động phức tạp, cấu trúc của quá trình hành động nhóm xếp vào cấu trúc nhóm bao gồm các thành viên, nhiệm vụ, công cụ, lao động, vai trò, và các mạng công việc con (job subnetworks). Các cấu trúc nhóm xuất hiện từ chính hành động nhóm. Vì vậy, một cấu trúc nhóm là một tập hợp phức tạp các mối quan hệ mà nó bắt nguồn, hoặc thoát khỏi, hành động của mình. Sau đó, những cấu trúc này hướng dẫn và hạn chế hành động sau đó.

Theo quan điểm này, sự phát triển nhóm - cả tiềm năng và thực tế - phụ thuộc vào những loại dự án nhóm sẽ là m, cũng như trên những gì mà các thành viên chịu trách nhiệm, và công nghệ nào đang được sử dụng. Từ quan điểm của CAST, không có điều gì như là tập hợp chung và ngăn nắp về những giai đoạn phát triển, ngoại trừ ba môt hình khá là trừu tượng về sự hình thành, các hoạt động, và sự chuyển biến.

Một phần của tài liệu tiểu luận động lực nhóm - những hệ thống hoạt động phức tạp (Trang 35 - 37)