Tính trúng đích của gói kích cầu.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 44 - 48)

III. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu 1 Tính kịp thời của gói kích cầu.

2.Tính trúng đích của gói kích cầu.

Việc đánh giá tính hiệu quả trong việc lựa chọn đối tượng kích cầu thường được thực hiện qua việc đánh giá hiệu quả kích cầu trên một đồng đo la thực hiện kích cầu, hay nói cách khác, một đồng đô la bỏ ra sẽ làm tăng tổng cầu lên bao nhiêu đồng. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả kích cầu tính trên một đồng đô la thực hiện kích cầu có khác nhau tuỳ theo chính sách tác động, trong đó đề thống nhất kích cầu vào tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của hộ gia đình thu nhập thấp đem lại kết quả tốt nhất trong ngắn hạn.

Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng đến tổng cầu ở Mỹ của các chính sách

Đánh giá Văn phòng Ngân sách quốc hội Mỹ

Đánh giá của Moody

Chính sách

Lượng cầu được tạo ra trên một

đô la kích cầu

Thời gian tác động

Lượng cầu được tạo ra trên một

đô la kích cầu

Thời gian tác động Giảm thuế

Giảm thuế đánh trên cổ tức và vốn 0.37 Dài hạn

Miễn thuế thu nhập cá nhân Lớn Trung hạn 1.29 Trung hạn

Giảm thuế xuất luỹ tiến Nhỏ Dài hạn 0.29 Trung hạn

Hoàn thuế một lần có bồi hoàn Lớn Trung hạn 1.26 Trung hạn

Khấu hao nhanh Vừa Trung hạn 1.26 Trung/dài hạn

Giảm thuế suất Nhỏ Ngắn hạn 1.03

Hoàn thuế một lần Lớn Trung hạn 1.02 Trung hạn

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Nhỏ Dài 0.3

Tăng chi tiêu

Trợ cấp thất nghiệp Lớn Ngắn 1.64 Ngắn

Tem phiếu lương thực Lớn Ngắn 1.73 Ngắn

Bổ sung ngân sách tiểu ban Vừa Trung hạn 1.36 Ngắn/trung hạn

Chi tiêu cơ sở hạ tầng Nhỏ Trung hạn 1.59 Dài hạn

Dựa trên số liệu của bảng 5 ta thấy các chính sách nhắm vào tăng chi tiêu của hộ gia đình và tăng chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng là hiệu quả nhất. Tăng chi tiêu cho hộ gia đình đặc biệt là thông qua tăng thu nhập cho người có thu nhập thấp là hiệu quả vì những người có thu nhập thấp

thường có xu hướng tiêu dùng biên cao và chi tiêu cho hàng hoá thông thường và thiết yếu hơn là chi tiêu cho các hàng hoá xa xỉ. Các khoản chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng đem lại hiệu quả cao vì sẽ tạo hiệu ứng lan toả nhờ mối liên kết mạnh mẽ giữa xây dựng và các ngành khác như xi măng, sắt thép, các vật liệu xây dựng. Các chính sách nhắm vào tăng đầu tư của doanh nghiệp có tác động nhỏ và thời gian để chính sách phát huy hiệu quả thường là trung và dài hạn. Như vậy khi đưa ra chính sách kích cầu nên nhắm vào tăng chi tiêu của hộ gia đình (C) và tăng chi đầu tư của chính phủ (Ig).

Xét tổng quan, chính phủ đã đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ. Có thể thấy điều này khi tham khảo Báo cáo 191/BC-CP ngày 18/12/2008 và nghị quyết 30/2008/NQ-CP của chính phủ ngày /12/2008, trong đó phân công công việc cho từng bộ. Riêng gói kích cầu chính phủ đưa ra đã tác động đến tất cả các thành phần của tổng cầu.

Nhằm kích thích tiêu dùng hộ gia đình, Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến giảm thuế hoặc tăng thu nhập cho hộ gia đình như: (i) quyết định 81/2009/QĐ-Ttg, ngày 15/1/2009 về việc trợ cấp cho các hộ nghèo tiền đón tết kỷ sửu; (ii) thông tư số 27/2009/TT-BTC, ngày 18/02/2009 về giãn thời hạn nộp thuế cá nhân đến ngày 31/05/2009 sau đó miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết ngày 30/06/2009. Trong số những chính sách trên, việc trợ cấp bằng tiền, việc miễn thuế thu nhập cá nhân, việc tăng mức trợ cấp cho người có công và tăng mức lương cơ bản có tác động trực tiếp lên tăng mức thu nhập khả dụng, vì vậy, có tác động nhanh và trực tiếp lên tổng cầu. Đặc biệt, chính phủ ban hành nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp cho nền kinh tế vĩ mô một công cụ ổn định hoá tự động mà các nước vấn thực hiện nhưng Việt Nam vẫn chưa có.

Nhằm kích cầu đầu tư tư nhân (gồm đầu tư của doanh nghiệp và xây dựng nhà của của hộ gia đình), chính phủ đã ban hành các văn bản: (i) quyết đinh số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướn chính phủ về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng cho 30 nhóm mặt hàng; (ii) quyết định số 443/2009 ngày 4/4/2009 về hỗ trợ lãi suất 4%/năm để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ; (iii) quyết định 497/2009/QĐ- TTg ngày 17/4/2009, về hỗ trợ lãi xuất vay mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư nông nghiệp; (iv) hỗ trợ lãi suất cho người có thu nhập thấp xây nhà.

Nhằm kích thích tăng chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Chính phủ đã ban hành các văn bản sau: (i) nghị định 33/2009/NĐ- CP ngày 6/4/2009 về việc nâng mức lương tối thiểu lên 650000 đồng/tháng từ ngày 1/5/2009; (ii) nghị định 34/2009/NĐ-CP về việc tăng thêm 5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho 5 nhóm đối tượng; (iii) nghị định số 38/2009/NĐ-CP về nâng mức trợ cấp ưu đãi. Chính phủ không đưa ra các chính sách riêng mà chỉ đạo dồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào năm 2009 như tiếp tục giải ngân vốn kế hoạch còn lại của năm 2008 sang năm 2009; hoãn thu hồi vốn ứng trước kế hoạch 2009…Như vậy chính phủ đã nhắm vào tăng chi tiêu xây dựng cơ bản nhưng chưa tập trung vào các ngành có khả năng lan toả mạnh, tạo các mối liên kết ngành mạnh.

Nhằm kích thích xuất khẩu, chính phủ đầu tư vào xúc tiến thương mại thông qua quyết định số 80/2009/QĐ-Ttg ngày 21/05/2009. Tuy nhiên chính phủ chưa chú trọng đúng mức đén hoạt động xúc tiến thương mại: ngân sách dành cho xúc tiến thương mại khá thấp, vấn đề xúc tiến thương mại chưa được đề cập trong Nghị quyết 30/2008/NQ-CP chưa hỗ trợ doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong tìm kiếm thị trường. Nhiều doanh nghiệp thiếu dơn đặt hàng, thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc hoặc giảm bớt giờ làm chứ khộng chọn cách tiếp cận với nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất vì sản xuất nhiều hàng hoá sẽ ứ đọng thêm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày da, gỗ. Cũng từ những khó khăn không thể kịp thời tháo gỡ của doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, chúng ta mới có dịp nhận thấy cả doanh nghiệp lẫn chính phủ từ trước đến nay chỉ nhắm vào thị trương xuất khẩu mà quên đi mất thị trường nội địa.

Đối với giảm nhập khẩu, gần như chính phủ chưa có giải pháp nào nhắm vào việc giảm nhập khẩu. Từ tháng 10/2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nước ta nhưng mãi đến 10/08/2009, mới có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và cũng không phải từ chính phủ mà từ bộ chính trị. Như vậy có thể thấy chính phủ chưa chú trọng đúng mức đến kích thích tiêu dùng trong nước và cuộc vận động này dù muộn nhưng thực có ý nghĩa tích cực, sau nhiều tháng doanh nghiệp đau đớn, vật vã vì bị mất thị trường, không kịp quay trở về thị trường nội địavới quy mô dân số đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Theo kinh nghiệm các nước, việc kích thích tiêu dùng nội địa có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt quan trọng hơn khi Việt Nam là một nước có tỷ trọng nhập khẩu so với GDP cao và người tiêu dùng có thu nhập có xu hướng dùng hàng ngoại. Nếu như không có chính sách tiêu dùng hiệu quả thì việc chi tiêu một phần thu nhập do giảm thuế thu nhập cá nhân sang hàng ngoại nhập giá rẻ do suy thoái hoặc do giảm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi. khi này vô hình chung, ngân sách được sử dụng kích thích tiêu dùng cho nước khác.

Thực tế thì khả năng rò rỉ sang yếu tố khác không nằm trong tổng cầu khá cao. Điều này có thể thấy qua: (i) kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là hàng

tiêu dùng, điểm hình là ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong 9 tháng đầu năm lên tới gần 47.000 chiếc, lượng ô tô do các liên doanh sản xuất (chủ yếu sản xuát từ yếu tố đầu vào nhập khẩu) cũng tăng; (ii) tỷ lệ tăng về tồn kho từ năm 3005 đến 2008 rất cao(33,5%; 37,2%; 36,6% và 33,2%) trong khi năm 1999, tăng trưởng về tồn kho -4,38%, năm 2000 là 9%. Tỷ trọng tồn kho chiếm trong GDP theo cả 2 loại giá tăng dần, theo giá thực tế tỷ lệ này của năm 1999 là 1,93%, đến năm 2008 là 5,13%; tỷ giá so sánh, tỷ lệ tồn kho chiếm trong GDP cao hơn ở những năm gần đây, năm 1999 là 1,77% đến 2008 là 5,85%.

Như vậy khi thiết kế gói kích cầu, Chính phủ cũng đã hướng tới những đối tượng cần quan tâm nhưng còn nhiều thiếu xót trong quá trình triển khai thực hiện khiến cho chính sách không đến được với những đối tượng này hoặc bị rò rỉ nhiều.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 44 - 48)