Tính ngắn hạn của gói kích cầu.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 48 - 49)

III. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu 1 Tính kịp thời của gói kích cầu.

3. Tính ngắn hạn của gói kích cầu.

- Hầu hết các chính sách của chính phủ phát huy hiệu quả khá nhanh. Nó đã giúp cho nền kinh tế “chống đỡ” và vượt qua được “cơn bão”. Nhưng trong đó có gói bù lãi suất tín dụng đầu tư đến 24 tháng là không phù hợp với tiêu chí này. Bởi vì, thời hạn bù lãi suất tín dụng đầu tới 24 tháng là quá dài làm cho doanh nghiệp ỷ lại, đối phó bằng cách lập phương án sản xuất kinh doanh, dựa án đầu tư, với thời hạn trả nợ kéo dài hơn so với thời gian trước đây và chu kỳ sản xuất kinh doanh để được hưởng hỗ trợ lãi xuất dài hơn. Có quan điểm cho rằng việc cho vay để đầu tư máy móc , thiết bị vào thời điểm này, đặc biệt là đối với công nghệ cao hơn so với những công nghệ sản xuất còn thô sơ và gây ô nhiễm tại Việt Nam là điều cần thiết. Và không lúc nào thích hợp hơn lúc này khi mà kinh tế thế giới bước vào tình trang suy thoái và chúng ta có thể đầu tư vào công nghệ cao với giá rẻ hơn so với trước đây. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này bởi vì nó có thể thay đổi cơ cấu kinh tế và giúp nền kinh tế phát triển bền vững trong dài hạn.

- Theo thiết kế, quy mô gói kích cầu khá lớn so với nền kinh tế nhỏ bé của Việt Nam. So với quy mô GDP 1.487 ngàn tỷ đồng năm 2008 của Việt Nam thì gói kích cầu hiện tại chiếm đến 9,61%, lớn nhất so với các nước trong khu vực nếu xét trên GDP. Điều này xét trong bối cảnh nguồn tài trợ cho kích cầu, tình trạng ngân sách thâm hụt kéo dài của Việt Nam là điều thật sự đáng lo ngại. Và thực sự gói kích cầu cũng được thiết kế quá lớn so với khả năng thực hiện điều đó đã làm cho việc phân bổ cơ cấu có thể sai với mục đích. Tuy nhiên, công bố một gói kích cầu lớn cũng tạo được hiệu ứng tốt nhờ kích thích, tạo được niềm tin cho dân chúng.

- Đầu năm 2010 Chính Phủ đã quyết định rút kích cầu khi thấy nền kinh tế đã có những chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nền kinh tế chưa thực sự khoẻ mạnh nên thiết nghĩ có thể dừng các gói kích cầu cũ nhưng phải thay vào đó bằng các gói kích cầu có quy mô bé hơn nhưng được tính toán kỹ hơn sau khi rút được các kinh nghiện từ gói kích thích cũ cũng như kinh nghiệm của các nước khác.Và gói kích cầu này cũng nên tập trung và việc nâng cao năng lực cạnh tranh hơn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w