Bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 52 - 53)

Thứ nhất: Để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và giảm thời gian thông qua các chính sách, Chính phủ có thể đưa ra các kịch bản khác nhau của nền kinh tế và có các giải pháp cho từng kịch bản nhất định trình quốc hội ngay khi có các biến động của các yếu tố khách quan. Ví như trong khủng hoảng lần này, khi mà sự biến động về kinh tế cũng như mối liên hệ giữa các quốc gia trở nên khăng khít thì việc dự báo sự tác động đến các quốc gia nào và mức độ ra so thực sự rất khó. Chính vì vậy, khi có các luồng ý kiến trái chiều nhau thì chính phủ có thể xây dựng cho kế hoạch cho các biến cố có thể xảy ra đó nhằm ứng phó một cách kịp thời hơn và tốt hơn.

Thứ hai, khi thiết kế kê hoạch kích cầu, chính phủ cần xây dựng bộ dữ liệu để có thể dựa vào đó mà tiến hành phân tích định lượng tác động của chính sách vào nền kinh tế.

Thứ ba, khi chưa có dữ liệu cho Việt Nam, có thể vận dụng kinh nghiệm các nước: kích cầu vào những khu vực tạo nhiều việc làm cho người lao động như kích cầu vào nông thôn, vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, vào khu vực có hệ số lan toả cao hoặc có mối liên kết ngành rộng; kích cầu vào người có thu nhập thấp. Khi nền kinh tế suy thoái, nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất chính là những người dễ bị tổn thương nhất: những người nghèo, người lao động bị thất nghiệp. Hỗ trợ tăng chi tiêu của nhóm bị tác động nhiều nhất của suy thoái kinh tế là một lựa chọn đúng vì đây là nhóm có khuynh hướng tiêu dùng biên cao nhất; kích cầu vào giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những dự án có thể giải ngân ngay và sử dụng nguồn lực trong nước. Những dự án giáo dục như vậy vừa đảm bảo những yêu cầu của chính sách kích cầu vừa đảm bảo có sự tác dụng lâu dài và lan toả mạnh. Những dự án giáo dục có tác dụng tốt nhất khi tác động vào các đối tượng đang có nhu cầu cao cho giáo dục nhưng thu nhập thấp chưa được đáp ứng như người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn; ngoài việc khuyến khích tiêu dùng hàng nội, chính phủ nên đánh thuế cao thay vì cấm nhập khẩu để tạo nguồn thu, không nên giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu như đã giảm cho linh kiện ô tô…vì có thể khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng hàng ngoại, không tạo ra hiệu ứng kích cầu.

Chương IV: Kinh nghiệm kích cầu Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 52 - 53)