Đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 29 - 32)

II. Những ảnh hưởng tới Việt Nam.

2.Đầu tư nước ngoài.

Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta có thể thu hút được vốn FDI như năm 2007 và 2008 là khó khăn. Thực tế, ba tháng đầu năm 2009 chỉ thu được $2,1 tỷ FDI, giảm 70% so với năm ngoái. Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40%.

Nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các

công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho thị trường chứng khoán có dấu hiệu sụt giảm.

Dòng kiều hối vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Với con số từ 8 - 10 tỉ USD/năm, kiều hối là nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế toàn cầu khó khăn, nguồn vốn này có sự sụt giảm nhất định.

3. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Từ những cuối năm 2008, Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ thể là sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng dư thừa lao động.

Lao động làm việc trong nước gặp khó khăn. Ngay từ tháng 12 /2008, như hãng sản xuất của tập đoàn điện tử Canon tại Hà Nội đã loan báo sẽ cắt giảm 2000 việc làm. Trước đó, hãng Nissei Electric cũng xóa bỏ 300 việc làm tại nhà máy của công ty này ở Hà Nội. Tại Sài Gòn, theo tin từ Liên Đoàn Lao Động của thành phố, chỉ tính riêng trong tháng 11/2008, các chủ doanh nghiệp tại đây đã cắt giảm tổng cộng 30000 việc làm.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số người thất nghiệp ở Việt Nam 1/2009 là khoảng trên 1 triệu người. Trên báo chí Việt Nam tuần trước, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Việc Làm thuộc bộ Lao Động cho biết là trong năm 2009, sẽ có thêm 300 người thất nghiệp, giảm việc. Nhưng báo chí trong nước dự đoán là con số người thất nghiệp có thể lên tới cả triệu, chứ không phải chỉ có 300 ngàn. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ vào tuần trước, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng con số cả triệu người thất nghiệp là không xa với thực tế.

Lao động xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Malaysia, nơi mà bình thường vẫn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất (khoảng 30000 người ) thì năm

qua chỉ tiếp nhận khoảng hơn 7000 người và từ giữa tháng 12 vừa qua đã loan báo tạm ngưng tuyển dụng lao động nước ngoài, do trong nước này thất nghiệp gia tăng. Thị trường Đài Loan trong những tháng đầu năm đã vươn lên đứng đầu về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam, tức là hơn 30000 người, nhưng những tháng cuối năm đã có dấu hiệu chựng lại, do nhiều doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất, đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các công xưởng. Điều này càng làm cho việc giải quyết tình trạng thất nghiệp thêm phần khó khăn.

Chương III: Chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam. I. Các chính sách và cơ cấu gói kích cầu.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 29 - 32)