Gói kích cầu của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 53 - 57)

1. Cơ cấu gói kích cầu gần 586 tỷ USD (4000 tỷ NDT) của Trung quốc

Theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế giá trị khoảng 586 tỷ USD (4000 tỷ nhân dân tệ) vào ngày 9/11, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của quốc gia này. Cơ cấu của gói kích cầu như sau:

- 280 tỉ cho xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, cải tạo nhà ổ chuột, công trình định cư cho dân du mục, thí điểm cải tạo nhà xuống cấp nguy hiểm ở nông thôn.

- 370 tỉ cho các công trình khí sinh học, nước uống và đường sá ở nông thôn; lưới điện nông thôn; thuỷ lợi; xoá đói giảm nghèo.

- 1.800 tỉ cho đường sắt, đường bộ, sân bay, lưới điện (chính phủ chỉ đầu tư "mồi" như nêu trên).

- 40 tỉ cho y tế-văn hoá, giáo dục: mạng lưới y tế cơ sở, ký túc xá trường học ở nông thôn, miền Trung, miền Tây

- 350 tỉ cho môi trường sinh thái (xử lý rác và nước thải, rừng phòng hộ) - 160 tỉ cho đầu tư điều chỉnh cơ cấu, tự chủ đổi mới (hỗ trợ công nghệ cao, phòng thí nghiệm, Internet, công nghệ mới).

- 1.000 tỉ cho tái thiết sau thiên tai (chủ yếu cho vùng chịu động đất ở Tứ Xuyên).

- Nâng cao thu nhập dân cư nông thôn và thành phố (trợ cấp nông cụ, hạt giống, trợ cấp vốn; tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những người có thu nhập thấp ở nông thôn và thành thị).

- Cải cách toàn diện hệ thống thuế (giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp cỡ 120 tỉ).

- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế (chính sách lãi suất, kích tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là ở nông thôn).

2. Tình hình triển khai, thực hiện gói kích cầu của Chính phủ Trung Quốc.

2.1.Kích cầu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đó là tăng cường hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế trong đó cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95% hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội; 50% nguồn thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mối năm. Nhưng trước khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong nửa đầu năm 2008 đã có 67.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, làm cho hàng chục triệu người lao động thất nghiệp (theo Cục thống kê Trung Quốc). Vì vậy các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất sẽ góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục triệu người dân.

Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong lần khủng hoảng vừa qua và chính phủ cũng có những chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp này nhưng vẫn còn vướng mắc trong khâu tiếp cận.

2.2. Cách giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Mối lo lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là phát triển bền vững để tạo việc làm cho hơn 24 triệu lao động mới và 12 đến 14 triệu lao động chuyển từ lao động nông thôn qua nông nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn với 67 nghìn DN rơi vào phá sản trong 6 tháng đầu năm 2008 đặt ra thách thức cho Trung Quốc trong vấn đề việc làm và bài toán lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn ra thành thị. Những bất ổn xã hội phát sinh từ khủng hoảng cũng đang bùng phát ở Trung Quốc với hàng loạt các cuộc đình công, bãi thị, biểu tình đông đảo.

Để giải quyết việc làm, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đề ra chính sách việc làm tích cực hơn với các phương án phòng ngừa thất nghiệp:

Một là, cho doanh nghiệp Nhà nước không cắt giảm nhân công, bao gồm cả chấp nhận giảm lương nhưng không giảm nhân công.

Hai là, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ hai nhóm đối tượng có nguy cơ thất nghiệp cao nhất là nông dân từ nông thôn ra thành thị làm công việc đơn giản và sinh viên mới tốt nghiệp. Nhờ tăng trưởng cao liên tục trong vòng 5 năm, quỹ bảo hiểm xã hội của Trung Quốc đã có khoản ngân sách tương đối lớn. Trong 3 năm, Chính phủ sẽ dùng quỹ để đầu tư đào tạo và bồi dưỡng cho hai nhóm đối tượng này. Với người nông dân ra thành thị, chỉ cần họ mong muốn và sẵn sàng tham gia thì sẽ được đào tạo nghề, từ đó tìm việc làm, tăng thu nhập. Nhu cầu đội ngũ lao động kỹ thuật cao của Trung Quốc rất lớn. Trong khó khăn kinh tế, nước này sẽ tập trung chuẩn bị lực lượng đáp ứng nhu cầu đó. Nông dân tham gia các khóa đào tạo được miễn học phí và có khoản trợ cấp sinh hoạt nhất định. Việc này được tiến hành song song với đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng trên cơ sở điều tra thị trường lao động của Trung Quốc. Lao động sau đào tạo sẽ được phân bổ về các đơn vị có nhu cầu.

Ba là, có chính sách tăng tính tự chủ, sáng tạo của đối tượng có nguy cơ thất nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp muốn kinh doanh, mở DN sẽ được hỗ trợ về thuế, chính sách và cơ chế tiếp cận vốn ngân hàng... Trung Quốc hy vọng với chính sách này, sau 3 năm, nước này sẽ tạo được lớp DN vừa và nhỏ mới, nhất là ở khu vực nông thôn và khu vực người trẻ.

Và giải pháp quan trọng để an sinh xã hội ở Trung Quốc đang thực hiện là nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn và thành phố như: Trợ cấp nông cụ, trợ cấp vốn, hạt giống, tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những người có thu nhập thấp ở đô thị và nông thôn.

2.3. Kích cầu bằng việc đầu tư nhằm tái cơ cấu kinh tế.

Đó là đầu tư cho các công trình khí sinh học, nước uống, đường xá lưới điện; tỷ cho đường sắt, đường bộ, lưới điện, sân bay; cho môi trường sinh thái; đổi mới và hỗ trợ công nghệ cao, phòng thí nghiệm, internet.

Về cơ cấu ngành, hiện nay, Trung Quốc đang phát triển nghiêng về các ngành CN, ngành tiêu hao năng lượng lớn. Xu hướng của nước này là hướng tới các ngành công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và ngành dịch vụ.

Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ dần cải thiện về cơ cấu sản phẩm, từ các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm môi trường sẽ chuyển sang các sản phẩm công nghệ cao. Không chỉ tìm thị trường khó, bản thân việc tìm nơi sản xuất cho dạng sản phẩm này cũng không đơn giản.

Ngoài ra, cách thức thự hiện gói kích cầu của Trung Quốc đã góp phần cho sự thành công của nước này. Đó là cách làm bài bản, quyết liệt: Để đảm bảo khoản đầu tư sử dụng đúng mục đích, Trung Quốc đã thành lập 24 tổ kiểm tra. Các tổ kiểm tra giám sát này có sự tham gia của nhiều cơ quan: Uỷ ban cải cách, các Bộ ngành. Tổ này sẽ đến từng địa phương, từng công trình đầu tư thực tế, kiểm tra tiến độ, đảm bảo không đầu tư lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả. Đặc biệt, Trung Quốc cũng đã xây dựng được hệ thống chống tham nhũng nhiều tầng, bậc. Ngoài hệ thống chống tham nhũng theo cơ quan nhà nước còn huy động được các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia chống tham nhũng. Các đơn tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ đăng tải trực tiếp trên các trang thông tin điện tử và tiến độ xử lý các vụ việc đó cũng được cập nhật đầy đủ. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách làm hiệu quả.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam.DOC (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w