Kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 30 - 32)

lao động ở tỉnh Bình Dương.

Đến nay, tỉnh Bình Dương có 23 khu công nghiệp đang hoạt động với 94% lực lượng lao động là lao động nhập cư. Chỉ riêng con số đó thôi cũng cho thấy đây là một thị trường sức lao động khá đặc biệt.

Đại đa số lao động nhập cư vào trong các khu công công nghiệp tỉnh Bình Dương là lao động phổ thông (chiếm 85,8% - trong đó đa phần là lao động nữ: 76%) và lao động trẻ từ 15 -35 tuổi (chiếm 97,2%), số lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 14,2%. Trong đó 1,6% (đại học, cao đẳng); 4,5% (trung cấp) và 8,1% là công nhân kỹ thuật.

Phần đông lao động làm việc trong các khu công nghiệp ở Bình Dương là những người nghèo, có thu nhập thấp (thu nhập bình quân hiện nay của người lao động khoản 750.000 - 800.000 đồng đối với lao động phổ thông; 1.400.000 đến 2.500.000 đồng đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật).

Hàng năm, tỉnh Bình Dương có khoảng 15.000 - 18.000 người vào độ tuổi lao động, nhưng tham gia vào thị trường sức lao động ở khu công nghiệp tỉnh rất thấp bởi nhiều lý do: Thứ nhất, người lao động Bình Dương chủ yếu xuất thân từ nông nghiệp, chưa quen và chưa sẵn sàng tham gia lao động công nghiệp, hơn nữa sản xuất nông nghiệp ở Bình Dương còn có nhiều điều kiện

thuận. Thứ hai, do giá cả sức lao động hiện có trên thị trường sức lao động ở các khu công nghiệp tỉnh chưa có sức hấp dẫn người lao động nội tỉnh, vì họ có rất nhiều cơ hội để có thể kiếm được thu nhập cao hơn, như làm các dịch vụ phục vụ ăn, ở, đi lại… của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Thứ ba, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng Đông Nam bộ, một số lao động người Bình Dương có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề… nhưng họ chỉ tham gia thị trường sức lao động ngoài tỉnh như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh vì ở đó họ gặp người cần lao động mua với giá cao hơn, hấp dẫn hơn.

Do vậy, việc đáp ứng cầu lao động trên thị trường sức lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương chỉ chủ yếu dựa vào nguồn lao động nhập cư. Điều đó dẫn đến hiện tượng thiếu lao động thời điểm thường diễn ra vào dịp sau tết nguyên đán (do một số lao động nhập cư về quê ăn tết và không quay trở lại).

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động trên thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương chủ yếu thông qua các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm. Sự ra đời và phát triển của các trung tâm giới thiệu việc làm đã định hướng cho nguồn cung lao động tham gia thị trường được dễ dàng và thuận lợi. Nhưng trong thực tế mới chỉ có 02 trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh hoạt động, cung cấp trên 1.500 lao động, còn lại đa số là doanh nghiệp tự tuyển dụng qua các hình thức: thi và thi tuyển, hợp đồng lao động (chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn). Hay do người lao động tự tìm việc (thông qua người thân)… Do đó, chưa tạo được tâm lý thật sự an tâm cho người lao động.

Thời gian qua, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có những kinh nghiệm giải quyết vấn đề thị trường sức lao động như sau:

- Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh (01/01/1997), chính quyền tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng xác định đúng lợi thế của mình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong hoàn cảnh đổi mới của đất nước và trong xu

thế hội nhập. Tỉnh Bình Dương đã chủ trương phát triển các khu công nghiệp làm khâu then chốt, đột phá nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm mới… cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Chính sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy thị trường sức lao động ở tỉnh phát triển sôi động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong và ngoài tỉnh.

- Chính quyền tỉnh đã tăng cường đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, giải quyết vấn đề lao động dôi dư. Tạo môi trờng và điều kiện thông thoáng để mời gọi đầu tư và thu hút lao động trong và ngoài tỉnh vào làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh.

- Luôn quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc trên thị trường sức lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh như vấn đề tranh chấp lao động, vấn đề nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác cho công nhân; vấn đề cải cách tiền lương, thu nhập, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động… chú ý nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ thị trường sức lao động như dịch vụ giới thiệu việc làm (kể cả nhà nước và tư nhân), thông tin thị trường sức lao động, các cơ sở đào tạo nghề, hội chợ việc làm… nhằm hạn chế những tiêu cực trong tuyển dụng và sử dụng lao động; nâng cao vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội) để bảo vệ lợi ích cho người lao động.

- Ngoài ra, tỉnh đã chú ý xây dựng và bổ sung những chính sách cho người lao động nhập cư như: nhập khẩu, đất đai, nhà ở, giáo dục, y tế, hôn nhân…

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w