Tình hình cung sức lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 38 - 43)

- Tài nguyên du lịch:

2.1.2.1. Tình hình cung sức lao động.

*. Về số lượng lao động.

Tính đến ngày 31/12/2005, dân số trên địa bàn thành phố là 1.793.038 người; bao gồm 49,3% dân số là nữ, 50,7% dân số là nam; 40,4% dân số sống ở khu vực thành thị, 59,6% dân số sống ở khu vực nông thôn; 50,8% dân số hoạt động trong nông nghiệp và 49,2 dân số hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp; mật độ dân số thành phố là 1.180 người/km2, tăng 5,5% so với mật độ dân số thành phố vào năm 2000 (1.119 người/ km2); dân số thành phố có mức tăng tương đối đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Tốc độ tăng dân số của thành phố chủ yếu là tăng tự nhiên, trung bình trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 tốc độ tăng này là 1,14%/năm. Đối với bộ phận dân số tăng cơ học của thành phố chủ yếu là dân số trong độ

tuổi lao động, di cư từ các tỉnh lân cận đến Hải Phòng nhằm mục đích tìm kiếm việc làm.

Số lao động ngoại tỉnh nhập cư vào thành phố dẫn đến sự thay đổi trong vấn đề nguồn lao động của thành phố. Với những người lao động nhập cư có trình độ tay nghề thấp, họ làm việc và tìm kiếm việc làm chủ yếu ở các ngành nghề may mặc, da giày, xây dựng và một bộ phận có tay nghề khá tìm kiếm việc làm ở các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố.

Khu vực nội thành có xu hướng tăng dân số nhanh hơn khu vực ngoại thành; nguyên nhân là người dân từ khu vực ngoại thành di cư vào khu vực nội thành để tìm kiếm việc làm và tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn. Mặt khác, do vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các địa bàn ven đô và các huyện ngoại thành làm cho một bộ phận lớn người lao động ở đó không còn tư liệu sản xuất (đất nông nghiệp) nên phải vào các quận nội thành để kiếm sống.

Việc gia tăng dân số của thành phố đã tác động mạnh tới tổng cung của thị trường sức lao động, tạo ra sức ép lớn về việc làm và các vấn đề xã hội khác cho thành phố.

Biểu 2.1: Dân số, lực lượng lao động của thành phố giai đoạn từ năm

2001 đến năm 2005:

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2001 2002 2003 2004 2005 Dân số 1.000 người 1.723, 5 1.743,4 1.754,2 1.770,8 1.793,0 Lực lượng lao động 1.000 người 891,2 906,3 935,1 958,0 970,2 Tỷ lệ lực lượng lao động so với dân số % 51,71 51,98 53,31 54,10 54,11 Tổng số lao động có việc làm 1.000 người 850,6 864,1 911,9 935,0 944,8 Lao động cần giải quyết việc làm 1.000 người 40,6 42,2 23,2 23,0 25,4 Tỷ lệ lao động cần giải quyết việc làm so với người lực lượng lao động

% 4,56 4,66 2,48 2,40 2,62

Tỷ lệ thất nghiệp

khu vực thành thị % 3,21 7,13 6,96 6,19 5,78

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2003, 2005; Thực

trạng Lao động – việc làm thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến 2005)

Đặc điểm cung lao động Hải Phòng có thể khái quát như sau:

- Cung lao động tăng khá nhanh qua các năm. Tốc độ tăng cung lao động lớn hơn tốc độ tăng dân số và lớn hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam á và Châu á như: Trung Quốc (tăng 1,5%/năm), Thái Lan (tăng 2,1%/năm).

- Số người bước vào tuổi lao động hàng năm cao, khoảng trên 20.000 người/năm và số lao động dôi dư, mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn.

- Nguồn lao động trẻ, phân bố không đều.

*. Về chất lượng cung sức lao động.

Lực lượng lao động của Hải Phòng tăng dần qua các năm, năm 2001 lao động xã hội từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 891.199 người chiếm tỷ trọng 51,71% dân số, đến năm 2005 lao động xã hội từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 970.220 người chiếm tỷ trọng 54,11% dân số. Điều này cho thấy lực lượng lao động có tốc độ cao hơn dân số do đại bộ phận dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động.

Lao động có trình độ văn hoá phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng dần qua các năm. Kết quả điều tra lao động-việc làm năm 2005, lực lượng lao động có trình văn hoá phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:

Biểu 2.2: Trình độ văn hoá phổ thông:

Đơn vị: % Trình độ học vấn Toàn thành phố Thành thị Nông thôn

2001 2005 2001 2005 2001 2005

- Chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học

6,41 3,70 1,30 1,92 8,76 4,90

- Đã tốt nghiệp tiểu học 18,95 15,63 8,31 10,26 23,86 18,73 - Đã tốt nghiệp THCS 45,97 47,53 40,16 35,74 52,24 54,34 - Đã tốt nghiệp PTTH 28,68 33,03 50,23 52,08 15,14 18,94 (Nguồn: Thực trạng Lao động – Việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005)

Kết quả trên cho thấy, trình độ văn hoá phổ thông nói chung của thành phố tiếp tục được nâng cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của lực lượng lao động thành phố đã giảm từ 6,41% năm 2001 xuống còn 3,70% năm 2005 (nông thôn giảm từ 8,76% xuống 4,90%). Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học giảm từ 18,95% năm 2001 xuống

15,63% năm 2005 (nông thôn giảm nhiều từ 23,86% xuống còn 18,73%). Lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng qua các năm và khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị.

Trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học của lực lượng lao động có mức tăng cao nhất so với các trình độ dưới (từ 28,68% năm 2001 lên 33,03% năm 2005) và tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Đây là một lợi thế của thành phố, vì trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là trình độ cơ bản để tiếp cận học nghề, học chuyên môn tiếp sau bậc học phổ thông, một điều kiện thuận lợi để tham gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động.

Tuy nhiên, vẫn còn sự cách khá lớn về trình độ văn hoá phổ thông giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 52 người đã tốt nghiệp phổ thông, gấp 3 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn.

Biểu 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Đơn vị: %. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Toàn thành phố Thành thị Nông thôn

- Không có trình độ CMKT 57,50 39,76 67,73

- Đã qua đào tạo nghề và tương đương

30,00 36,62 26,18

- Trung học chuyên nghiệp trở lên

12,50 23,63 6,09

(Nguồn: Thực trạng Lao động – Việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Kết quả trên có thể đưa ra quan hệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động năm 2005 là cứ 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 58 người chưa qua đào tạo, 30 người đã qua đào tạo nghề, 12 người có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên. Mối quan hệ 6-3-1 này là tương đối tích cực trong điều kiện thị trường lao động hiện nay.

Lực lượng lao động ở khu vực thành thị có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ

cao. Khu vực thành thị, trong 100 người thuộc lực lượng lao động có 24 người có trình độ cao, gấp 4 lần so với khu vực nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhưng cũng là thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

Năm 2005 so với năm 2004, số người thuộc lực lượng lao động đã qua đào tạo đã tăng cả tuyệt đối và tương đối. Riêng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, năm 2004 có 337,9 nghìn người đã qua đào tạo, với tỷ lệ 37,42%, năm 2005 là 411,3 nghìn người, với tỷ lệ 44,22%. Như vậy, về số lượng người đã qua đào tạo, tăng thêm 73,4 nghìn người, tỷ lệ đã qua đào tạo tăng thêm 6,80%. Trong đó lao động nữ tăng thấp hơn nam, lao động nữ năm 2005 có 165,3 nghìn người đã qua đào tạo tăng thêm 4,7%. Các số liệu này nói lên công tác đào tạo nghề của Hải Phòng đã có những kết quả cao trong thời gian ngắn.

*. Hạn chế của cung sức lao động:.

- Cung sức lao động lớn và tăng khá cao. Tuy chất lượng lao động ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng cơ cấu lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thiếu lao động chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn (công nghiệp đóng tàu, phục vụ khu công nghiệp…).

- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao (57,5%). Một bộ phận lao động kỹ thuật có kỹ năng yếu, thiếu thích nghi, thể lực kém, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản chưa tốt nên khả năng cạnh tranh yếu.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w