- Tài nguyên du lịch:
3.1.2.2. Phương hướng phát triển cho từng loại thị trường sức lao động cụ thể của Hải Phòng:
động cụ thể của Hải Phòng:
*. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở khu vực nông thôn.
Trên cơ sở xúc tiến công cuộc công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng mà thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá.
Thực hiện phương châm rời ruộng không rời làng, không làm nông nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở nông thôn; cần phát triển đa dạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn trước hết là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu. Tranh thủ công nghệ hiện đại, tận dụng công nghệ truyền thống, chú trọng những công nghệ tạo nhiều việc làm. Các cơ sở phục vụ xuất khẩu cần nhanh chóng áp dụng công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Bảo đảm thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Các hộ gia đình nông dân có ruộng đất được quyền sử dụng lâu dài, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định nhằm khuyến khích sử dụng và phát triển quỹ đất có hiệu quả, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, bảo đảm giữ ổn định chính trị xã hội trong nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đã định.
Chính sách kinh tế trong khu vực nông thôn cần gắn sự chuyển dịch cơ cấu lao động với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn từng địa phương. Để đạt được mục tiêu về kinh tế xã hội đã định có nhiều điểm cần phấn đấu. Trong đó, có hai điểm chủ yếu nhất là đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ cấu lao động xã hội. Hai loại cơ cấu này có quan hệ mật thiết với nhau, cái nọ là tiền đề, điều kiện của cái kia. Đòi hỏi khách quan là mỗi địa phương lập ra
được bức tranh tổng quát về xây dựng và phát triển nông thôn, mấu chốt là chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp.
Phương hướng chính là cải biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước do khu vực này tạo ra. Đó chính là con đường để mở mang cơ cấu phát triển cầu về lao động một cách vững chắc. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang làm các hoạt động ngành nghề và dịch vụ mà chủ yếu là các hoạt động sơ chế nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí nhỏ, dịch vụ một số khâu canh tác, dịch vụ đầu vào đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hộ gia đình, dịch vụ đời sống, văn hoá… cho lao động nông thôn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp phải cải biến mạnh hơn cơ cấu sản xuất, chuyển một phần lao động trồng cây lương thực sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản phát triển cây công nghiệp rau quả và các cây khác có giá trị kinh tế cao.
Kết hợp chuyển dịch phân công lại lao động tại chỗ với việc di dân giữa các vùng và tiểu vùng thông qua các dự án phát triển vùng kinh tế mới và sự hình thành các cơ sở hoặc trung tâm chế biến công nghiệp, dịch vụ với quy mô vừa trên địa bàn các huyện, xã để tạo nên sự phân công hợp lý trên phạm vi toàn thành phố.
Trong nhiều khả năng phân công lại lao động nông thôn thì phân công lại lao động tại chỗ là chủ yếu, thông qua đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, phát triển và mở rộng các hoạt động ngành nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các hoạt động dịch vụ nông thôn phù hợp với yêu cầu sản xuất, đời sống. Lấy đơn vị kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân nòng cốt trong việc tổ chức và phân công lại lao động nông thôn đến năm 2010. Thay đổi cơ cấu quỹ thời gian lao động của từng cá nhân, của các thành viên trong hộ gia đình, của từng thôn xóm, phát triển các ngành nghề. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp chế, chính sách, vốn cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết.
Sự chuyên môn hoá của các hộ gia đình nông thôn sẽ được thúc đẩy nhanh chóng một khi nó hướng vào phục vụ ngay cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, trước hết là của người dân ở nông thôn.
Việc giải phóng lực lượng lao động cho các hộ nông dân cùng với sự quan tâm, hỗ trợ về nhiều mặt của Nhà nước và các cấp, các ngành, các hiệp hội cũng như của cộng đồng đã tác động tích cực đến việc khai thác tiềm năng lao động, vốn liếng trong dân, đất đai… đã và đang mang lại cho nhiều gia đình và xã hội những nguồn lợi kinh tế quan trọng, góp phần phát triển thị trường sức lao động tại chỗ trong nông thôn.
*. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở khu vực thành
thị.
Quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường sức lao động thành thị ngày càng căng thẳng, song lại luôn được điều chỉnh để thích nghi. Việc điều chỉnh vừa có tính tự phát, vừa tự giác được thực hiện thông qua sự di chuyển của các dòng lao động. Cùng với dòng lao động đang tìm kiếm việc làm (từ những người dôi ra do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và lao động, từ những thôi học, từ lực lượng vũ trang hoàn thành nghĩa vụ…) là dòng thu hút lao động (nhất là lao động có tay nghề cao) của các thành phần kinh tế trong nước và các đơn đặt hàng thuê mướn lao động của nước ngoài.
Để làm cho hai dòng lao động nói trên thường xuyên gặp nhau, giải quyết được quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường cần đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần và phát triển kinh tế đối ngoại bảo đảm cho mọi người, mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu được tự do kinh tế theo pháp luật, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho các nỗ lực đầu tư phát triển. Thu hút vốn đầu tư từ
bên ngoài để tăng trưởng kinh tế, tạo ra động lực thúc đẩy từ bên trong là mục tiêu quan trọng và chủ yếu của chính sách phát triển kinh tế.
So với nông thôn, các thành phần kinh tế ở thành thị có điều kiện phát triển hơn. Cùng với việc tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, Hải Phòng cần có những chính sách để động viên mạnh nguồn vốn trong dân. Nổi bật là chính sách đầu tư, thuê mướn lao động, xuất khẩu lao động, phát triển kinh tế quy mô nhỏ, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, chính sách tín dụng, tạo vốn, tư do kinh doanh, dịch vụ môi giới việc làm, chính sách đô thị, bảo trợ để phát triển công nghệ mới, chính sách về thu, hải quan, đầu tư cơ sở hạn tầng, cính sách di dân. Một vấn đề có tính nguyên tắc là chỉ có thể phát triển được thị trường sức lao động ở khu vực thành thị khi sản xuất ở nông thôn phát triển và người nông dân có thu nhập khá, nhu cầu tiêu dùng của người nông dân tăng lên. Nếu chỉ chú trọng tới đầu tư phát triển đô thị, coi nhẹ nông thôn thì sẽ dẫn tới nguy cơ đô thị hoá giả tạo, ồ ạt, phá hỏng các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Việc lựa chọn, phát triển ngành kinh tế hơp lý có tác dụng tích cực đến việc giải quyết mâu thuẫn về quan hệ cung cầu, giảm bớt sức ép cung lao động ở thành thị. Ngoài công nghiệp, xây dựng ra cần chú ý phát triển dịch vụ, làm cho các khu vực thành thị không phải chỉ là nơi sản xuất mà còn là thị trường trao đổi hàng hoá, là nơi đáp ứng tốt các nhu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho cả thành thị và các vùng nông thôn phụ cận.
Trong quản lý đô thị cần có các chính sách và biện pháp để biến kinh tế ngầm thành kinh tế nổi (có đăng ký kinh doanh, có mặt bằng mở cửa hàng sản xuất, buôn bán dịch vụ). Đặc biệt ở khu nội vực thành, nội thị cần có quy hoạch hoàn chỉnh sao cho có thể tạo điều kiện tốt cho các loại hình sản xuất, dịch vụ phát triển theo từng tuyến phố, tuyến đường.
Thực hiện chế độ đăng ký hộ khẩu linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội tạo điều kiện sử dụng lao động trong khu vực nội thành, nội thị được
tốt hơn. Việc quản lý hộ khẩu quá nghiêm ngặt, khắt khê nhiều lúc sẽ gây ảnh hưởng kìm hãm phát triển kinh tế đô thị, làm giảm khả năng giải quyết việc làm đầy đủ và có hiệu quả cho người lao động ở thành thị lẫn nông thôn.
Sự ra đời và phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm ở thành thị có tác dụng to lớn, không chỉ là cầu nối giữa cung và cầu lao động mà còn là công cụ để tổ chức thị trường sức lao động, làm cho cung và cầu lao động phù hơp hơn.
Việc đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ về việc làm, bằng việc đào tạo nghề giúp người lao động tự tạo việc làm cũng cần được quan tâm kịp thời của nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương. Để giải quyết quan hệ cung - cầu lao động đang còn quá gay gắt hiện nay ở khu vực thành thị, Thành phố cần coi trọng phát triển hơp lý các doanh nghiệp nhỏ (cơ khí, đồ gỗ, đồ da, chế biến nông sản, trường hoa…); kinh doanh buôn bán (xe máy, đồ điện, vàng bạc, hàng tạp phẩm…); dịch vụ (sửa chữa cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc, dịch vụ ăn uống, cắt tóc…).
Hải Phòng cần có sự tập trung nghiên cứu, đề ra các chính sách để ngày càng hỗ trợ tốt hơn nhằm hướng các doanh nghiệp nhỏ phát triển đúng hướng và tích cực như:
- Tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp được vay vốn theo hệ thống ngân hàng Nhà nước với thủ tục đơn giản, lãi suất hợp lý.
- Tạo điều kiện để các cơ sở có thể mở rộng mặt bằng hoạt động trong điều kiện cho phép.
- Tìm kiếm và có chính sách thông tin cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Tạo môi trường pháp lý ổn định lâu dài, đặc biệt là chính sách về thuế, các thủ tục hành chính… để các doanh nghiệp yên tâm phát triển hoạt động của mình.
- Có các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp và mở rộng các hình thức dạy nghề tư nhân để đào tạo nhân lưc cung cấp cho thị trường sức lao động.
Như vậy, vấn đề phát triển thị trường sức lao động ở khu vực thành thị cần gắn với chiến lược phát triển đô thị và phù hợp với từng thời kỳ lịch sử được định ra trong chiến lược đó.
Từ nay đến năm 2010, mục tiêu chiến lược nhằm tạo nên sự ổn định trong nền kinh tế với cơ chế thị trường, tập trung chủ yếu vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng đầu tư vào các ngành kinh tế, khu vực kinh tế trọng điểm tạo nên các cực phát triển về đô thị nhằm đạt các mục tiêu và hiệu quả cao về phát triển kinh tế, xã hội, làm tăng lực lượng lao động trong dịch vụ, thương mại nhanh hơn lực lượng lao động công nghiệp.
Cần phải chấp nhận dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị như một quy luật. Dòng di chuyển này còn tiếp tục tăng về quy mô và các hướng. Trên địa bàn thành thị vấn đề việc làm cho đối tượng này cũng cần được tính đến. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cần có sự chỉ đạo thống nhất trong quản lý bộ phận người lao động chuyển từ khu vực khác vào khu vực nội thành, nội thị tìm kiếm việc làm, sinh sống.
*. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở khu vực không
kết cấu.
Từ sự đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi và nhân tố mới để nhân dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, giải quyết được một bước cầu về việc làm và đời sống của người lao động; quan hệ về cung cầu lao động trên thị trường sức lao động được điều chỉnh và thay đổi phù hợp hơn với quy luật của nền kinh tế thị trường. Thị trường sức lao động được phát triển đa dạng và phong phú hơn, trong đó đặc biệt là khu vực không kết cấu được phát triển khá sôi động cả ở thành thị và nông thôn.
Khu vực không kết cấu đó là những hoạt động sản xuất và kinh doanh nhỏ, có tính chất cá thể, dùng sức lao động của bản thân và gia đình là chính hoặc có thuê lao động nhưng vốn ít, không có thời gian và địa điểm hoạt động cố định, chủ yếu là hoạt động ở nhà, ở mặt phố, chợ, vỉa hè, lề đường, chưa được Nhà nước kế hoạch hoá, định hướng và có chính sách phát triển. Ở nông thôn, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên quy mô hộ gia đình và không bị hạn chế trong lĩnh vực thuần nông. Trong đó, đang có xu hướng khá rõ phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn, gia đình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản xuất khẩu, phát triển khá mạnh hệ thống dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống, áp dụng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông thôn để khai thác các nguồn lợi đặc sản xuất khẩu có giá trị cao (nuôi tôm, nuôi cua, trồng nấm…).
Đặc điểm cơ bản nhất của loại hình hoạt động kinh tế không kết cấu là quy mô nhỏ (vốn, lao động…), trình độ tổ chức thấp, công nghệ đơn giản, thị trường phong phú và linh hoạt, tính thích nghi cao…
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế không kết cấu hiện nay chủ yếu là thương nghiệp, còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (may mặc, đồ da, chế biến gỗ, gia công kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến ngũ cốc, thức ăn, xây dựng nhà cửa) và dịch vụ khác (sửa chữa đồ điện, cắt tóc, vận tải…), có thu nhập thấp nhất là dạng hoạt động buôn bán nhỏ, hàng rong, còn cao nhất thường nằm ở ngành dịch vụ ăn uống.
Con đường phát triển của nó là từ thấp lên cao phù hợp với khả năng tích luỹ vốn của mỗi người. Giai đoạn đầu ở “tầng thấp”, chủ yếu có thu nhập tối thiểu đủ sống; giai đoạn hai khi bắt đầu có tích luỹ có thể lập doanh nghiệp nhỏ gọi là “tầng trung bình”; hoặc có thể phát triển lên doanh nghiệp quy mô lớn khi đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật, thị trường… đó là “tầng cao”.
Trong chính sách điều chỉnh kinh tế cần chú ý phát triển khu vực kinh tế không kết cấu là quy luật tất yếu khách quan. Đó là nơi thị trường sức lao
động hoạt động sôi động, thu hút được nhiều lao động, góp phần giảm sức ép về việc làm, nhất là ở thành thị.
Khu vực kinh tế không kết cấu phải được coi là một lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động và tồn tại lâu dài ở nước ta, là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, là một trong những lĩnh vực hoạt động sôi động nhất của thị trường sức lao động, góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội và ổn định đời sống nhân dân, song phải được kiểm soát về mặt nhà nước thông qua cơ chế và chính sách được quy hoạch, kế hoạch hoá và định hướng phát triển.
*. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ngoài nước.
Phát triển thị trường sức lao động ngoài nước hay nói cách khác là phát