Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 62 - 70)

- Tài nguyên du lịch:

2.2.2.2. Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau:

- Vai trò nhà nước ở Hải Phòng trong việc quản lý, tác động, điều tiết thị trường sức lao động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường này, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều chính sách điều tiết phát triển thị trường sức lao động của nhà nước và của địa phương (như Bộ luật Lao động, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, chính sách đào tạo…) nhưng nhìn chung các chính sách này mới chỉ nhằm phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, chưa đi sâu vào thiết kế và áp dụng để phát triển thị trường sức lao động. Chính quyền thành phố hải Phòng chưa có chính sách động viên, tạo điều kiện cho thị trường sức lao động phát triển.

- Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến làm việc ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ; thiếu chính sách đối với lao động nhập cư từ tỉnh ngoài vào, lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp của thành phố. Bức xúc nhất hiện nay là Hải Phòng chưa có chính sách thích hợp quan tâm tới lao động có đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, đã làm cho nhiều lao động không có công ăn, việc làm, các tệ nạn xã hội nảy sinh ; chưa chú trọng phát triển hệ thống công cụ của thị trường sức lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động, đào tạo nghề kỹ thuật cao. Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, đòi hỏi thành phố phải quan tâm nhiều hơn nữa để phát triển thị trường sức lao động.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các kênh giao dịch trên thị trường sức lao động còn yếu về mọi mặt và không được thường xuyên. Phương hướng hoạt động của một số tổ chức giới thiệu việc làm còn lệch lạc, chưa quan tâm nhiều đến việc khai thác các thông tin làm cơ sở cho người mua, người bán hàng hóa sức lao động trên thị trường; chưa chú trọng đến việc gây dựng uy tín, tạo lòng tin cho người mua và người bán sức lao động trên thị trường. Hiện tượng người bán sức lao động tin vào bọn ‘‘cò mồi’’ hơn các tổ chức giới thiệu việc làm còn khá phổ biến; tình trạng các tổ chức giới thiệu việc làm ‘‘ma ’’- là mảnh đất cho những người giới thiệu việc làm trái pháp luật, lừa đảo người lao động vẫn còn.

Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn được biểu hiện thông qua những lĩnh vực cụ thể, đó là:

- Đối với các tổ chức giới thiệu việc làm:

+ Hạn chế lớn nhất của các cơ quan quản lý nhà nước của Hải Phòng

đối với tổ chức giới thiệu việc làm là, cho đến nay chưa xây dựng được quy hoạch cho mạng lưới giới thiệu việc làm. Đây là một vấn đề hết sức quan

trọng trong việc tạo lập kênh giao dịch của thị trường lao động. Việc bố trí các tổ chức giới thiệu việc làm như thế nào, số lượng, phân bố ra sao đang là bài toán mà Hải Phòng sớm có lời giải đáp. Cho đến nay, trên địa bàn Hải Phòng có 3 trung tâm và 01 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm, đều nằm ở khu vực nội thành. Chưa có tổ chức giới thiệu việc làm nào ở khu vực ngoại thành nơi mà rất nhiều lao động đang cần bán sức lao động nhưng không biết người mua. Việc hình thành các tổ chức giới thiệu việc làm trên chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của chính các đơn vị, thành phố Hải Phòng chưa thực sự quan tâm để phát triển các tổ chức này. Do đó, các tổ chức giới thiệu việc làm của Hải Phòng vừa thiếu, vừa yếu, không đáp ứng được vai trò quan trọng của nó là một kênh quan trong trong giao dịch trên thị trường sức lao động.

+ Chính quyền thành phố Hải Phòng thiếu sự đầu tư thích đáng của

cho các tổ chức giới thiệu việc làm về mọi mặt :

Các tổ chức giới thiệu việc làm hiện nay của Hải Phòng đều là sự thay đổi tên từ các trung tâm dạy nghề là chủ yếu để có chức năng giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Bản thân các trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố là những đơn vị yếu về mọi mặt: Công tác tổ chức cán bộ chậm được đổi mới, thiếu trầm trọng cán bộ quản lý giỏi, cán bộ có trình độ, tâm huyết đối với công tác giới thiệu việc làm; trang thiết bị nghèo nàn, nhất là thiết bị về công nghệ thông tin. Hầu hết các đơn vị đều chưa tự trang trải được kinh phí trong khi đó ngân sách thành phố hàng năm đầu tư cho các đơn vị này rất ít, chủ yếu để nuôi bộ máy hoạt động. Kinh phí hoạt động để nắm cung và cầu về sức lao động hầu như không có, do đó hoạt động giới thiệu việc làm nghèo nàn, chắp vá, hiệu quả hoạt động kém.

+ Các tổ chức giới thiệu việc làm đều lúng túng trong quá trình hoạt

động, chưa tạo được lòng tin đối với người mua và người bán sức lao động. Thiếu sự quản lý và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn đối với các tổ chức giới thiệu việc làm:

Với chức năng là tổ chức giới thiệu việc làm, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm của Hải Phòng vẫn chủ yếu thiên về công tác đào tạo nghề ngắn hạn. Sự lệch lạc này trong hoạt động trước hết suất phát từ vấn đề kinh phí. Do thiếu sự đầu tư của thành phố nên các đơn vị phải tập trung vào công tác dạy nghề để có nguồn thu trang trải các hoạt động của mình. Trong khi đó, hoạt động giới thiệu việc làm hầu như không thu được kinh phí nên ít được chú trọng, Hơn nữa, việc quy định thu phí giới thiệu việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính chậm ban hành. Cơ quan quản lý về lao động giúp cho thành phố Hải Phòng là Sở Lao động Thương binh và Xã hội chưa thường xuyên kiểm tra cũng như hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với các tổ chức giới thiệu việc làm. Hậu quả là, các tổ chức giới thiệu việc

làm chưa thực sự là kênh giao dịch, là cầu nối cho người mua và người bán sức lao động trên thị trường sức lao động của Hải Phòng. Hay nói cách khác, các tổ chức giới thiệu việc làm chưa tạo được lòng tin đối với người mua và người bán sức lao động trên thị trường.

- Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu lao động:

+ Tồn tại lớn nhất trong công tác xuất khẩu lao động là, chính quyền thành phố chưa có được một cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động của Hải Phòng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Cơ chế cần có để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động của Hải Phòng phải tác động theo hai đối tượng đó là doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động.

Doanh nghiệp chưa thực sự được đầu tư về vốn, chưa được hỗ trợ của thành phố trong việc khai thác mở rộng thị trường. Công tác xuất khẩu lao động luôn được xác định là một hướng quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo của Hải Phòng, song mức độ đầu tư của thành phố còn hạn chế. Việc xuất khẩu lao động dường như chưa có sự tác động nhiều từ phía thành phố, vẫn là việc do doanh nghiệp hoàn toàn tự lo.

Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa có một chính sách cụ thể đối với người đi xuất khẩu. Mặc dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ đối với lao động đi xuất khẩu lao động, song thành phố Hải Phòng chưa xây dựng được nguồn quỹ cho công tác xuất khẩu lao động. Mặt khác, các ngân hàng nằm trên địa bàn Hải Phòng kể cả ngân hàng chính sách xã hội chưa chú trọng cho lao động vay tiền để đi xuất khẩu lao động. Người lao động muốn vay được tiền từ các ngân hàng vẫn phải yêu cầu tài sản thế chấp. Đây là khâu yếu nhất của Hải Phòng trong việc quan tâm đến lao động đi xuất khẩu lao động đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng năm số lao động của Hải Phòng đi làm việc ở nước ngoài ít hơn so với các địa phương khác. Mỗi năm Hải Phòng có trên 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài là quá ít ỏi.

+ Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với chính quyền các địa phương trong việc lựa chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động, tuyển chọn lao động thì địa phương đó có nhiều người đi làm việc ở nước ngoài. Thiếu sự chỉ đạo tập trung từ thành phố nên sự phối hợp ở các quận, huyện đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hải Phòng không giống nhau. Sự phối hợp bước đầu có hiệu quả ở các huyện ngoại thành. Vai trò này ở các quận nội thành hết sức hạn chế và mờ nhạt. Sự phối hợp thiếu chặt chẽ trên đây để lại hậu quả là: số lao động trên địa bàn đi làm việc hạn chế, người lao động thiếu thông tin, nên không biết tin tưởng vào đâu. Tình trạng người lao động bị lừa trong xuất khẩu lao động vẫn còn xảy ra, gây bức xúc nhiều trong nhân dân. Đây là việc làm mà Hải Phòng sớm phải quan tâm để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới.

+ Thành phố chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác nhập khẩu lao động (cấp phép lao động cho người nước ngoài) cũng như đối với các doanh nghiệp nhận lao động là người nước ngoài vào làm việc.

Trong quá trình cấp phép lao động cho lao động là người nước ngoài chưa có sự hướng dẫn một cách cụ thể đổi với doanh nghiệp cũng như lao động là người nước ngoài, do đó đã gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như lao động là người nước ngoài trong việc hoàn thiện thủ tục xin cấp phép lao động. Phần lớn lao động là người nước ngoài khi vào làm việc tại doanh nghiệp mới làm thủ tục xin cấp phép lao động, mà thủ tục này lẽ ra họ phải hoàn thiện trước khi làm việc trong các doanh nghiệp.

Cũng trong quá trình cấp phép lao động cho lao động là người nước ngoài chưa có sự phối chặt chẽ giữa các ngành như: ngành Lao động Thương

binh và xã hội, Công an, Tư pháp, Y tế. Do đó, đã gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người nước ngoài vào làm việc tại thành phố. Hải Phòng cần sớm thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực này. Hướng cải cách tốt nhất cho công tác này là thực hiện cơ chế một cửa, thực hiện liên thông giữa các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tư Pháp, Y tế; trong đó ngành Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan thường trực trong việc cấp phép này, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào làm việc tại thành phố nhằm tranh thủ những chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, nhà quản lý giỏi vào làm việc tại thành phố. Đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà lao động của Hải Phòng chưa đáp ứng được.

+ Thành phố chưa có quy hoạch, kế hoạch trong việc nhập khẩu lao

động là người nước ngoài:

Thành phố chưa xác định được nhu cầu lao động, cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn của lao động cần nhập khẩu. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội của Hải Phòng chưa phát huy được vai trò của mình trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn cho việc nhập khẩu lao động vào thành phố. Do đó, việc nhập khẩu lao động hầu như thuộc về doanh nghiệp sử dụng lao động. Các cơ quan chuyên môn của thành phố chỉ làm những thủ tục đã rồi khi lao động nước ngoài đã vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Từ sự buông lỏng về quản lý cùng những yếu kém trong công tác này đã để lại hậu quả xấu đó là, những lao động là người nước ngoài hiện đang làm việc tại Hải Phòng phần lớn không phải là những chuyên gia giỏi, những nhà quản lý có tài hay những nghệ nhân như mong muốn, mà trong số họ phần lớn là lao động phổ thông. Việc quản lý lỏng lẻo trong công tác nhập khẩu lao động đã vô tình tăng thêm gánh nặng cho thành phố trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, do lực lượng lao động là người nước ngoài đã chiếm chỗ của lao động Hải Phòng.

Bên cạnh đó, số lao động là người nước ngoài được cấp phép lao động hiện nay đạt tỷ lệ rất thấp (khoảng 10%) do không đủ điều kiện nhập khẩu, đã gây khó khăn cho Hải Phòng trong việc quản lý số lao động này.

- Đối với lĩnh với lĩnh vực tổ chức thông tin thị trường sức lao động:

+ Hải Phòng chưa thực sự chú trọng coi việc tổ chức thông tin thị trường sức lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng là một kênh

thông tin quan trọng, một giải pháp để thúc đẩy thị trường sức lao động của thành phố phát triển. Tuy đã có những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hải Phòng về thị trường lao động nhưng còn nhỏ lẻ, một chiều, do các doanh nghiệp có nhu cầu tự đăng tải nhằm mục tiêu tuyển chọn lao động cho đơn vị mình chứ không phải vai trò nhà nước của Hải Phòng tác động đến, coi như một giải pháp hữu hiệu để phát triển kênh giao dịch thị trường sức lao động của thành phố.

+ Chưa có bộ máy chuyên trách làm công tác thông tin thống kê về lao động, phương tiện phục vụ hoạt động lạc hậu. Đây là khó khăn rất lớn, ảnh hưởng đến việc quản lý thị trường lao động. Các cơ quan thông tin, thống kê về thị trường lao động hầu như chưa có mối liên hệ thường xuyên với chủ sử dụng lao động nên việc cập nhật thông tin chưa kịp thời.

+ Mức độ chính xác của các số liệu còn hạn chế, đặc biệt các số liệu về cung lao động chưa nắm sát được thực tế, cầu lao động hầu như chưa được thống kê đầy đủ và thường xuyên, chưa thiết lập được hệ thống thông tin thị trường lao động.

- Đối với việc tổ chức hội chợ việc làm:

Tuy Hải Phòng đã 5 lần tổ chức được hội chợ việc làm, song việc tổ chức còn nặng về hình thức.‘Hội’ nhiều hơn ‘Chợ’. Việc tổ chức hội chợ chưa thiết thực, hiệu quả kém. Chưa tạo được niềm tin đối với cả người mua và người bán sức lao động.

Việc tổ chức hội chợ việc làm hàng năm như trên, đã biểu hiện nhiều nhược điểm là chi phí cao, hiệu quả thấp, mà nhiều địa phương đã chuyển sang mô hình khác thích hợp hơn, hiệu quả hơn đó là tổ chức sàn giao dịch việc làm. Biết được điều đó, nhưng Hải Phòng vẫn chưa bố trí được một địa điểm hợp lý để xây dựng sàn giao dịch việc làm, mặc dù trong việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ hỗ trợ kinh phí để trang bị toàn bộ thiết bị. Đây là một nhiệm vụ mang tính cấp bách, đòi hỏi thành phố phải hết sức cố gắng sớm xây dựng để đưa sàn giao dịch việc làm vào hoạt động trong năm 2008, đáp ứng với yêu cầu của việc phát triển kênh giao dịch thị trường lao động và nguyện vọng của cả người bán và

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng.DOC (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w