II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc
2.3. Quá trình sản xuất
Các sản phẩm dù giá rẻ tới đâu cũng phải là kết quả của một quá trình sản xuất. Nền sản xuất Trung Quốc tạo ra các sản phẩm có giá thành rẻ tới mức bất ngờ, ngoại trừ nguyên nhân là do các yếu tố đầu vào giá rẻ thì bản thân quá trình sản xuất, tức là sự kết hợp các yếu tố đầu vào, cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. Các phân tích dưới đây sẽ làm rõ phần nào đặc trưng nổi bật của quá trình sản xuất ở Trung Quốc so với các nền sản xuất khác.
Trước hết là sự kết hợp hoàn hảo giữa khối sản xuất trung ương và địa phương, hay nói đơn giản hơn là giữa các nhà máy lớn và các nhà máy, công xưởng sản xuất ở địa phương. Lý thuyết của M. Porter đề cập tới vai trò của khối công nghiệp phụ trợ như một trong 4 nhân tố quan trọng nhất làm nên lợi thế cạnh tranh của nền sản xuất quốc gia. Các nhà lãnh đạo và các doanh nhân Trung Quốc đã ý thức được điều này từ rất sớm và đã tích cực xây dựng khối các nhà máy phu trợ kh một nhà máy sản xuất lớn được đầu tư. Nhà máy sản xuất điển tử Haier nổi tiếng ở Quảng Đông với các sản phẩm điện tử như tivi. tủ lạnh… đã có một hệ thống gần 100 nhà máy và công xưởng ở địa phương chỉ để thực hiện các đơn đặt hàng linh kiện. Họ có thể đặt hàng một loạt các thiết bị và bộ phận của sản phẩm như vỏ, bàn phím, thùng các tông, dây nối, ốc vít và gần như chỉ sản xuất mỗi màn hình và các mạch điện tử. Việc này giúp nhà máy chuyên tâm vào sản xuất các linh kiện chính và tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất mà lẽ ra họ sẽ phải làm. Theo ước tính của
vào khối công nghiệp phụ trợ địa phương. Tất nhiên con số trên có thể cao hơn vì theo đối thủ cạnh tranh là LG China, Haier đã tiết kiệm được trên 40% chi phí sản xuất và theo phát ngôn viên của LG thì các linh kiện được cung cấp cho Haier 90% là không đạt các tiêu chuẩn mà LG tuân thủ. Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc cũng có chung công thức như các nhà máy điện tử. Hãng xe hơi Shanghai Automotive Company có trụ sở và nhà máy chính ở Thượng Hải nhưng các nhà máy chuyên cung cấp phụ kiện cho nó lại đa phần ở các vùng ngoại ô và xa trung tâm thành phố. Các nhà máy này có thể nhận gia công các chi tiết đơn giản cho tới phức tạp như vành bánh xe, côn xe cho tới hệ thống trợ lực cho tay lái với chi phí rẻ hơn nhiều mà các nhà máy liên doanh phải nhập về để lắp ráp.
Thứ hai là sự kết hợp hoàn hảo giữa lao động giá rẻ và trình độ khoa học công nghệ không ngừng được cải tiến ở Trung Quốc. Điều náy tất yếu tạo năng suất lao động tuyệt đối ở Trung Quốc sẽ rất cao trong khi chi phí lao động lại rất thấp. Trong bài luận “THE “CHINA PRICE” AND WEAPONS OF MASS PRODUCTION”, giáo sư Richard Friedman đến từ đại học Harvard đã đề cập tới sự kết hợp giũa hai yếu tố trên sẽ tạo lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong việc hạ giá thành sản xuất , gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác. Các nhà sản xuất Trung Quốc nhờ vào sự kết hợp trên mà không những vừa hạ giá thành sản phấm, vừa tăng năng suất và chắc chắn lợi thế kép đó sẽ làm giá thành của sản phẩm MADE IN CHINA giảm ít nhất 15% so với Hoa Kỳ và cũng sẽ rẻ hơn so với các quốc gia khác.
Thứ ba là quá trình sản xuất ở Trung Quốc hầu như không phải chịu bất kỳ chi phí giám sát về môi trường, chất lượng và các quy chuẩn sản phẩm – nhất là các công ty, các cơ sở sản xuất địa phương. Năm 2008, theo liện hiệp quốc, Trung Quốc là một trong 10 nước gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới, và thực tế là gây ô nhiễm chỉ kém Hoa Kỳ. Khoảng 70% dân số Trung Quốc phải sử dụng nước ô nhiễm và 90% các con sông ở Trung Quốc nhiễm độc từ mức độ vừa cho tới rất nghiêm trọng. Riêng tại thủ đô Bắc Kinh, 70% các ngày trong năm thành phố bị
bụi che phủ và số ngày trời quang rất ít. Trong hình trên, một công ty luyện thép ở Phúc Kiến đang vô tư xả khói đen ra đầy trời mà không hề bị ngăn cấm. Lẽ ra các công ty Trung Quốc phải có trách nhiệm chi cho công tác bảo vệ môi trường ( ước tính khoảng 200 tỷ USD chỉ riêng cho năm 2007 ) nhưng họ hầu như không mất một xu nào. Tất nhiên hậu quả lâu
dài sẽ rất khó xác định và đánh giá, cũng như thiệt hại sẽ rất lớn nhưng ưu tiên hà ng đầu của chính phủ Trung Quốc hiện này là phát triển kinh tế. Cũng với vấn nạn môi trường, hàng hóa Trung Quốc còn nổi tiếng là không an toàn và không đạt chuẩn, nhất là các hàng hóa tiêu
dùng như quẩn áo, xà bông, thực phẩm, sữa… Những vụ bê bối như sữa nhiễm Melamin, quần áo chưa chất tẩy có Formandehit, tường thạch cao có kim loại độc… là những lời cảnh báo nghiêm khắc của người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong hình trên, một bà mẹ ở Shijiazhuang có con bị chết do sữa nhiễm độc của tập đoàn Tam Lộc đang biểu tình đòi công lý.Tổ chức Fiducia, chi nhánh ở Trung Quốc, đã liên tục cảnh báo các nhà sản xuất nước này rằng “sẽ quá muộn để nhận ra sai lầm. Họ ( các nhà sản xuất Trung Quốc ) sẽ phải hối tiếc vì bỏ qua chất lượng mà chỉ tìm tới giái rẻ và lợi nhuận” (trích Phân tích về xu hướng tiêu dùng hàng Trung Quốc 2008, bản dịch Google). Như vậy, chính sự vô trách nhiệm đối với môi trường và với sức khỏe người tiêu dùng đã làm cho các công ty Trung Quốc giảm giá thành sản phẩm xuống mức khó ai cưỡng lại nổi dù biết những sản phẩm đó nguy hại.
Như vậy, Trung Quốc đã kết hợp rất khéo léo cả những điểm yếu và điểm mạnh để sản xuất ra những sản phẩm giá rẻ. Đó chính là sự khác biệt cơ bản trong quá trình sản xuất ở nước này và là thành tố quan trọng của vấn đề “giá rẻ”.