Tài nguyên và các nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC (Trang 35 - 37)

II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc

2.2.3. Tài nguyên và các nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất

Tài Nguyên và các nguyên nhiên vật liệu đầu vào thường chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu giá trị của thành phẩm. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh gay gắt với nhau để giành giật thị trường mà còn tranh giành nhau quyết liệt để dành nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, ổn định và dồi dào cho sản xuất được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp phải quan tâm. Kinh nghiệm cho thấy khi một hãng nắm được ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ thì hãng đó có thể hoàn toàn chiếm lợi thế so sánh về giá rẻ của sản phẩm bán ra và do đó có lợi thế rất lơn trong cạnh tranh, điển hình là hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Wal Mart.

Cũng như doanh nghiệp ở các nước khác,các công ty Trung Quốc hiểu điều này và họ đã rất tích cực để bảo đảm cho mình nguồn tài nguyên đầu vào giá rẻ phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên điểm nổi trội hơn so với các công ty ở các quốc gia khác là người Trung Quốc ngay từ đầu đã cố gắng tự túc nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất ngay tại trong nước nhằm tận dụng tối đa những lợi thế so sánh, đặc biệt là lợi thế nguồn nhân công giá rẻ sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Ví dụ ngay trong ngành dệt may, Trung Quốc có thể tự túc hầu hết các nguyên liệu đầu vào, trong đó có cả hệ

sẽ có giá thành rất rẻ so với nguyên liệu nhập ngoại. Ví dụ, một cuộn vải sợi bông pha sợi nylon 5% dùng để may áo phông xuất khẩu, nếu dùng vải nhập từ Anh sẽ có giá khoảng 112,3 Bảng, tương đương 171.46 USD, trong khi đó nếu dùng vải sản xuất bởi một xưởng dệt bình thường ở Quảng Đông thì giá chỉ khoảng 35 tới 60 USD tùy loại. Tương tự với ngành sản xuất ô tô, một chiếc vành đúc lazang 14 inch dùng cho dòng xe 4 chỗ, giá xuất xưởng của các hãng có tiếng trên thế giới như Akuza, Arelli, MKW, OASIS, Incubus, Bigie thấp nhất là từ 165 USD và trung bình là khoảng 300 USD. Trong khi đó, hãng xe hơi Trung Quốc LiFan chỉ đặt hàng ở các cơ sở gia công trong nước, giá của một lazing đúc 14 inch chỉ khoảng 280 tệ, tương đương 40,5 USD, thậm chí các cơ sở gia công địa phương còn có thể sản xuất lazang trên với giá chỉ là 10 USD. Một ví dụ nữa là ngành sản xuất thép của Trung Quốc. Giá nhập của một tấn phôi thép loại thanh vuông ngắn HRC từ Bắc Mỹ dao động trong khoảng 850 USD trở lên, trong khi đó của Trung Quốc chỉ dao động quanh mức 600 USD, các biệt các nhà sản xuất thép ở Vân Nam đưa ra mức giá chỉ là 534 USD/tấn ( số liệu cập nhật ngày 8/4/2010 ).

Nguyên nhân của việc giá các loại nguyên nhiên liệu và các phụ kiện đầu vào ở Trung Quốc rẻ như vậy là do 3 nguyên nhân chính như sau: 1/Chi phí nhân công trực tiếp rất thấp cho các ngành sản xuất chế biến sản phẩm thô hay các loại phu kiện đầu vào. Thực tế không ai phủ nhận việc Trung Quốc có nguồn nhân công giá rẻ, nhưng đặc biệt các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ thấp thì giá nhân công còn rẻ hơn nữa. Lương của một công nhân ở nhà máy dệt ở Quảng Đông năm 2005 trung bình chỉ là 650 tệ/tháng, tức là khoảng 83 USD, tương đương khoảng 3,4% lương của một công nhân Hoa Kỳ. 2/Chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị thấp, và hầu như không phải chịu bất kỳ một kiểm soát nào về chất lượng, môi trường. 3/Các biện pháp hỗ trợ mềm của chính phủ như giữ giá đầu vào thấp, đánh thuế rất thấp với các nguyên nhiện liệu đầu vào.

Việc bảo đảm giá các yếu tố vật tư đầu vào rẻ như vậy đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện rất lớn để hạ giá thành sản xuất. Nếu so sánh một cách tương đối, ta coi hai doanh nghiệp một ở Trung Quốc và một ở Hoa Kỳ có cùng công nghệ, cùng mức chi phí nhân công và các chi phí khác thì riêng việc giá vật tư đầu vào ở Trung Quốc rẻ hơn khoảng 20% so với ở Hoa Kỳ, doanh nghiệp ở Trung Quốc đã có thể giảm giá thành sản phẩm xuống khoảng 12% - 15% so với doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ. Rõ ràng, giá các yếu tố vật tư đầu vào rẻ đã tạo thêm lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong việc tạo ra các sản phẩm với giá cực rẻ.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w