Kinh nghiệm đối phó với các rào cản thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC (Trang 66 - 70)

III. Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc

3.3. Kinh nghiệm đối phó với các rào cản thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại

thương mại

Có thể sẽ có người đặt ra câu hỏi, phải chăng các quốc gia trên thế giới lại không có biện pháp gì để ngăn cản hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập và bảo vệ thị trường cũng như các nhà sản xuất nội địa? Câu trả lời là không. Thực tế gần như mọi quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc đều áp dụng không ít thì nhiều các biện pháp bảo hộ với hàng giá rẻ. Có quốc gia áp dụng các biện pháp bảo hộ cứng rắn, có quốc gia mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, họ hầu như đều nhận được chung một kết quả là THẤT BẠI. Đó là lý do vì sao giám đốc một nhà sản xuất đồ chơi đã phá sản của Malaysia đã cay đắng mà phát thốt lên rằng “…hàng hóa giá rẻ của họ (của Trung Quốc) như một cuồng phong quét sạch hàng hóa nội địa (của chúng ta) ra khỏi các cửa hàng, các siêu thị…”

Tuy nhiên, để xem xem các biện pháp Trung Quốc áp dụng là gì, trước hết ta phải tìm hiểu các hàng rào bảo hộ mà các nước đặt ra với hàng hóa giá rẻ Trung Quốc. Các hàng rào mà hàng hóa Trung Quốc hay gặp phải và biện pháp ( chủ yếu là mặt vĩ mô ) Trung Quốc đối phó lại là:

- Hàng rào thuế quan: đây từng là hàng rào nguy hiểm nhất mà các quốc gia từng áp dụng để ngăn hàng hóa giá rẻ Trung Quốc xâm chiếm thị trường nội địa. Mục đích chính của hàng rào này là nhằm triệt tiêu phần nào lợi thế giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc, bảo vệ thị trường nội đia và dùng khoản tiền thuế thu được để trợ cấp cho các ngành sản xuất bị thiệt hại. Trong quan hệ với các đối tác lớn trước đây như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc thường không thể hoặc không có đủ điều kiện trả đũa được, do đó các doanh nghiệp Trung

Quốc âm thầm tiếp cân các thị trường đó thông qua các kênh trung chuyển hoặc phân phối gián tiếp để đưa hàng hóa qua hàng rào. Ví dụ như các công ty may mặc Trung Quốc một thời gian dài ( trước khi Trung Quốc gia nhập WTO ) phải chấp nhận gia công hoặc sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm của mình rồi xuất bán giá thấp cho các công ty sản xuất may mặc ở EU dưới dạng các sản phẩm gia công hay bán thành phẩm. Các công ty may mặc EU khi đó chỉ việc hoàn thiện bằng vài công đoạn nhỏ, dán nhãn mác sản phẩm và bán ra thị trường như là sản phẩm của mình. Đơn giản là mức thuế nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU khi đó quá cao, ví dụ quần bò zin có mức thuế 31,15%, áo thun là 16,17%. Làm theo cách trên, các công ty Trung Quốc tuy bị thiệt hại rất nhiều nhưng bù lại họ vẫn bán được sản phẩm nhưng điều quan trọng hơn là vẫn có lãi và luôn sẵn sàng xâm nhập thị trường EU khi thuế giảm. Đó là về phía doanh nghiệp, còn về phía mình chính phủ Trung Quốc không ngừng đàm phán với các nước đối tác nhằm được giảm thuế và nhất là được gia nhập WTO. Thực tế khi gia nhập WTO năm 2001, các hàng rào thuế quan với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc hầu như đã bị xóa bỏ.

- Hàng rào phi thuế quan ( như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện ): đây cũng là loại hàng rào mà các doanh nghiệp Trung Quốc hay gặp phải trước khi gia nhập WTO. Chính phủ Trung Quốc cũng kiên trì đàm phán đấu tranh nhằm đạt được hạn ngạch cao hơn cho mỗi năm, hoặc bãi bỏ các hạn ngạch đó trên cơ sở mở cửa thị trường của mình cho hang hóa đối tác. Về phía mình, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách trung chuyển hàng hóa qua nước thức 3 để tránh hạn ngạch. Điển hình là việc rất nhiều công ty may mặc, giày da Trung Quốc đã đầu tư sang Việt Nam thời gian đầu để lợi dụng thị trường Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác hoặc xuất sang các trung

gian như Singapore để thay đổi nguồn gốc và nhãn hiệu hàng hóa. Qua đó, các công ty Trung Quốc đã thành công trong việc đưa hàng hóa sang các thị trường được bảo hộ. Sau khi gia nhập WTO, các hàng rào phi thuế cũng hầu như bị bãi bỏ với hàng hóa giá rẻ Trung Quốc.

- Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật: hiện nay là hàng rào khó vượt nhất của hàng hóa Trung Quốc và cả chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc ra sức đối phó.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc nhanh chóng phát triển và ít nhất đã có thế để mặc cả với các nước khác về viêc giảm các rào cản kỹ thuật với hàng hóa của mình. Về khía cạnh vĩ mô, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp công nghệ kỹ thuật sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán hay thực chất là các cuộc “mặc cả” với các đối tác cũng được thực hiện. Thường thì, Trung Quốc sẽ sử dụng thuyết “song thắng” để đạt được mục đích, nếu không họ sẽ dọa trả đũa và trả đũa. Gần đây, khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, họ đã không ngần ngại trả đũa các quốc gia nào dựng hàng rào với hàng hóa của mình, trong đó có cả Hoa Kỳ. Đối với các đối tác nhỏ, Trung Quốc sẵn sàng dùng sức mạnh để dọa nạt và ép buộc các quốc gia đó phải từ bỏ ý định. Ví dụ như trường hợp của Indonesia, mùa hè năm 2009, nhà chức trách nước này đã kiểm tra hàng hóa giả rẻ Trung Quốc nhập khẩu và tìm ra thủy ngân trong mỹ phẩm, chất hóa học trong hoa quả sấy, chất gây ung thư trong kẹo cho trẻ em… không thể biện hộ cho sự thật đó tháng 8/2009, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Indonesia hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa Trung Quốc để đổi lại một số quyền lợi về vốn vay tín dụng, kinh tế nhưng Indonesia đã từ chối. Kết quả, Trung Quốc đã trả đũa bằng việc cấm hàng

thủy sản, chuối và một số sản phẩm nhập khẩu từ Indonesia. Cuối cùng, Indonesia phải nhượng bộ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đối phó với chủ nghĩa trọng thương mới ( như ở Nhật ) cũng với cách thức hết sức tinh vi. Người Nhật vốn không thích tiêu dùng hàng hóa điện tử và may mặc của Trung Quốc nên thường tẩy chay và các công ty Trung Quốc gần như bó tay trước thị trường này. Tuy nhiên, sau một loạt các biện pháp liên hoàn, canh cửa Nhật Bản đã mở ra. Trung Quốc một mặt đầu tư vào xây dựng nhà máy ở Nhật nhằm sản xuất sản phẩm ngay tại quốc gia đó,mặt khác thu hút các công ty Nhật đầu tư ở Trung Quốc để sản xuất và xuất bán sản phẩm ngược trở về Nhật. Họ cũng sử dụng đội ngũ Hoa kiều ở các thành phố Nhật để marketing và bán hàng hóa của mình. Kết quả, sau một vài năm kiên trì, thị trường Nhật đã chấp nhận hàng điện tử và may mặc giá rẻ của Trung Quốc.

Đó là một trong số các biện pháp đối phó với các hàng rào thương mại. Trung Quốc còn nổi tiếng thành công trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại với các đối tác lớn. Thường thì, các tranh chấp ( chủ yếu là vấn đề bán phá giá ) sẽ được giải quyết qua thương lượng và một lần nữa “song thắng” lại phát huy hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên ,không phải lúc nào Trung Quốc cũng thành công như vậy và họ phải chấp nhận theo đuổi các vụ kiện. Ngoại trừ các vụ kiện Trung Quốc thắng, nếu thua họ sẽ luôn có giải pháp làm bó tay các nhà chức trách của nước thắng kiện. Gần đây, đứng trước nguy cơ mặt hàng dệt giày dép của mình bị kiện bán phá giá và khả năng thắng kiện là rất thấp,các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc đã vội vã chuyển sản xuất sang Canada ( chủ yếu là để đóng mác của Canada ) để xuất khẩu về Mỹ. Chiêu bài này của Trung Quốc thực sự làm đau đầu cả Canada và Hoa Kỳ vì họ khó mà có thể cản được những thương nhân Trung Quốc rất khôn ngoan.

Qua một số phân tích trên, ta thấy được phần nào mánh khéo và thủ thuật bán hàng của các công ty Trung Quốc; cũng như các biện pháp hỗ trợ không hề vi phạm luật của WTO mà chính phủ Trung Quốc áp dụng để giúp các doanh nghiệp của mình vượt qua các rào cản và đối phó với tranh chấp thương mại. Sự kết hợp hết sức chặt chẽ,khéo léo, nhip nhàng giữa chính phủ và các doanh nghiệp đã làm cho các biện pháp bảo hộ của các nước đối tác dường như vô ích. Đây cũng là một kinh nghiệm quan trọng mà cả doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần học hỏi để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w