II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc
2.2.4. Công nghệ, kỹ thuật và các yếu tố khác
Công nghệ và kỹ thuật sản xuất là một trong những bộ phận quan trọng nhất cho quá trình sản xuất hàng hóa. Các nhà sản xuất lớn trên thế giới thường phải chi môt khoản lớn cho việc đầu tư các kỹ thuật và công nghệ cho sản xuất, quản lý và các chi phí đó hiển nhiên là sẽ được tính vào chi phí sản xuất và sau đó sẽ cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, điểm lợi thế của kỹ thuật và công nghệ mới là ở chỗ nó làm tăng nắng suất lao động và chất lượng sản phẩm, qua đó cũng có thể góp phần giảm giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật nếu được vận dụng khéo léo và hợp lý ở các nước phát triển có thể sẽ bù lấp được phần nào những bất lợi do chi phí về nhân công cao.
Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng vì các nhà sản xuất Trung Quốc thường rất khéo léo trong việc đánh cắp và sử dụng trái phép các công nghệ và kỹ thuật mới. Trung Quốc luôn luôn bị thế giới lên án về nạn ăn cắp bản quyền và sự quản lý vô cùng lỏng lẻo của nhà chức trách. Khi có được công nghệ hay kỹ thuật mới, các nhà sản xuất ở nước này sẽ ngay lập tức tận dụng nó để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng nhái hoặc có tính năng tương đương. Do không phải chịu chi phí
một khoản rất lớn chi phí so với các nhà sản xuất chân chính. Một ví dụ điển hình là việc các nhà sản xuất điện tử ở khu vực Quảng Đông đã ăn cắp kỹ thuật sản xuất mạch ngắt tự động trong rơle của hãng điện tử LG là qua đó tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm tính năng tương đương với giá rẻ hơn sản phẩm của LG rất nhiều. Một nhà sản xuất thiết bị điện tử có tên LS ở Quảng Đông đã tung ra thj trường sản phẩm rơle tự động có cùng mẫu mã tính năng và công nghệ như sản phẩm có mã ABE32b của LG nhưng giá thành chỉ bằng một phần ba so với sản phẩm của LG Trung Quốc. Sở dĩ họ có giá thành rẻ như vậy, ngoại trừ yếu tố thuê công nhân địa phương với mức lương thấp hơn LG và sử dụng nguyên liệu phụ kiện chất luợng kém, họ còn không phải chịu tiền bản quyền ( chiếm khoảng 7% giá trị sản phẩm của LG ).
Một lý do khác là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng là những người nhanh chóng nắm bắt và đầu tư công nghệ kỹ thuật mới. Điển hình là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như công ty LG China đã nói ở trên. Đa phần các công ty nước ngoài làm ăn ở Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có ở quốc gia này và để hạ gia thành sản phẩm hơn nữa họ cũng sẵn lòng đầu tư thêm các dây chuyền máy móc thiết bị mới cùng với việc trang bị kỹ thuật cho lao động tại chỗ. Ngoài các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nhà máy sản xuất của Trung Quốc 100% cũng không tiếc tiền đầu tư mua sắm công nghệ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất. Một ví dụ điển hình là hãng sản xuất máy tính Lenovo của Trung Quốc đã từng chi hơn 1 tỷ USD để mua lại phân khúc sản xuất máy tính xách tay của hãng IBM khi hãng này cơ câu lại bộ phận sản xuất. Việc mua lại trên đã thực sự mở đường cho Lenovo bước vào thị trường thế giới và trở nên nổi tiếng với một số sản phẩm mang nhãn hiệu của IBM như Thinkpad…
Ngoài yếu tố công nghệ và kỹ thuật trên, các nhà sản xuất Trung Quốc thực sự làm rẻ sản phẩm của mình bằng một biện pháp không lấy gì làm tốt đẹp, đó chính là việc ăn cắp bản quyền và mẫu mã thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng,qua đó giảm thiểu tối đa chi phí nghiên cứu thiết kế vốn rất tốn kém. Nạn ăn cắp bản quyền để sản xuất hàng nhái hàng giả tràn lan ở Trung Quốc tới mức đã có một số hãng nước ngoài buộc phải rút khỏi thị trường Trung Quốc để bảo vệ uy tín cho mình. Việc ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm diễn ra ở Trung Quốc gần như ở mọi lĩnh vực, mọi nơi và mọi thời điểm và hầu hết các trường hợp là các công ty Trung Quốc ăn cắp mẫu mã bản quyền của các công ty nước ngoài. Những hành vi gian lận này được các công ty tập đoàn nhà nước lớn cho tới các xưởng sản xuất nhỏ lẻ của tư nhân thực hiện, ví dụ điển hình là ngành sản xuất xe hơi ở Trung Quốc. Nước này có một 9 hãng ô tô lớn nhất là Beijing Automobile Works, BYD Auto, Chang’an, Great Wall, Chery, Dongfeng, Geely, Lifan và Shanghai Automotive Industry Corporation thì cả 9 hãng này đều dính líu tới các vụ khiếu nai, tố cáo vi phạm bản quyển mẫu mã xe của các hãng nước ngoài. Họ sẵn sàng nhái ngay mẫu mã và thiết kế của bất kỳ loại xe nào mới ra của bất kể hãng nào như GM, Toyota, Volkswagen hay Fiat, và tất nhiên là gây nhưng thiệt hại không nhỏ cho các hãng xe chân chính. Một ví dụ điển hình là vụ hãng Chery Trung Quốc đã tung ra dòng
xe QQ với mẫu mã và thiết kế không khác gì chiếc xe Matiz của hãng GM Deawoo Korea. Hình bên trái chính là chiếc QQ Chery, nó hầu như giống hệt chiếc Matiz (hình bên phải). Vụ ăn cắp bản quyền ấy đã gây thiệt hại ít nhất là 16 triệu USD cho GM chỉ tính riêng chi phí khâu thiết kế. Nếu cộng cả những thiệt hại do việc GM mất thị phần Matiz ở Trung Quốc thì chắc chắn tổn thất cho hãng này sẽ còn cao hơn rất nhiều lần. Một ví dụ khác là Great Wall đã sản xuất dòng xe Safe và Florid nhái y nguyên thiết kế của Toyota 4Runner thế hệ 2 và Toyota ist thế hệ 1. Thiệt hại ước tính cho Toyota là không dưới 30 triệu USD cho cả chi phí nghiên cứu thiết kế và thị phần bị mất ở Trung Quốc. Mặc dù các hãng bị hại nhiều lần gửi đơn kiện ở các tòa án Trung Quốc nhưng đều vô vọng. Luật pháp Trung Quốc hầu như không bảo vệ họ trước nạn ăn cắp bản quyền và đã có những hãng như Fiat đã phải nhờ tới luật pháp nước mình để trả đũa việc bị đối xử bất công trên đất Trung Quốc. Không chỉ ngành ô tô, nhiều ngành khác như may mặc, sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc cũng xảy ra tình trạng trên.
Rõ ràng, một nhà sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm của họ phải không ngừng được cải tiến và được thị trường chấp nhận. Việc một nhà sản xuất phải đầu tư chi nghiên cứu thiết kế là tất yếu và rõ ràng là những hoạt động
( thường trên dưới 5% giá thành). Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc vì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà vi phạm bản quyền công nghệ, phát minh, thiết kế của các hãng chân chính thì xem ra cuộc chơi chung đã không còn công bằng và bình đẳng.