2.1.4.1. Đặc điểm về lao động
Lao động trong Tổng công ty bao gồm rất nhiều loại có trình độ khác nhau như: Đại học và trên đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất ở tất cả các đơn vị; riêng trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty thì lao động chủ yếu là lao động quản lý.
Trong giai đoạn từ năm 2001-2005 Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là kế hoạch đổi mới doanh nghiệp do vậy có ảnh hưởng đến tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty.
Ta có thể thấy tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt Nam ở bảng 3.
Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt Nam (Đơn vị: người) TCT Thép Việt Nam (Đơn vị: người)
(Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty)
Qua bảng 3 ta thấy: Nhìn chung số lượng lao động trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty tương đối ổn định, biến động không nhiều và tăng dần lên qua các năm (năm 2001 là 125 người, năm 2002 là 117 người, năm 2003 là 120 người và năm 2004 là
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 125 100 117 100 120 100 135 100
Tăng ( giảm) so với
năm trước liền kề +4 +3,3 -12 -9,6 +3 +2,56 +15 +12,5
Đại học và trên đại
học 95 75,72 90 76,55 91 75,7 105 77,42
Cao đẳng 0 0 3 2,22 3 2,26 5 3,83
Trung cấp 16 12,72 12 11,11 12 10,17 17 12,26
135 người); riêng năm 2002 giảm 12 người. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù các kế hoạch, nhiệm vụ ngày càng nhiều, số lượng công việc cũng không tăng lên đáng kể và trình độ của cán bộ quản lý ngày càng cao nên số lượng lao động quản lý tăng lên không nhiều.
Về chất lượng lao động của cơ quan văn phòng Tổng công ty thì có cơ cấu lao động khá ổn định, tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn xấp xỉ 80% ( năm 2001 là 75,72%, năm 2002 là 76,55%, năm 2003 là 75,7% và năm 2004 là 77,42%); tiếp đến là trung cấp và lao động phổ thông và cuối cùng là cao đẳng. Điều này là hợp lý bởi tính chất công việc của lao động quản lý yêu cầu có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao nên số lao động có trình độ đại học và trên đại học cần nhiều hơn các lao động khác.