Bảng 5 Phiếu điều tra thu nhập lao động quản lý của Cơ quan văn phòng Tổng công ty năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam.DOC (Trang 40 - 43)

công ty năm 2007

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %

1 Có tích lũy 18,85

2 Đủ nuôi sống bản thân và gia đình 50,75

3 Đủ nuôi sống bản thân 15,6

4 Không đủ sống 14,8

5 Tổng 100

(Nguồn do sinh viên tự tổng hợp)

Như vậy qua bảng 5 ta thấy: tỷ lệ đủ nuôi sống bản thân và gia đình là cao nhất 50,75%, tiếp đến là tỷ lệ có tích luỹ 18,85% . Đó là một dấu hiệu đáng mừng phản ánh công tác tiền lương trong năm qua cũng có tiến triển tốt. Bên cạnh đó vẫn còn có một số bộ phận chỉ đủ nuôi sống bản thân 15,6% và không đủ nuôi sống bản thân 14,8%, mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm của cán bộ phòng Tổ chức lao động Tổng công ty, Lãnh đạo để có thể nâng cao mức sống cho lao động trong Cơ quan. Ngoài ra khi được hỏi về mức độ hài lòng với tiền lương thì có khoảng 65,85%

cảm thấy bình thường với mức lương của mình; 20,15% cảm thấy không hài lòng bởi họ biết việc đánh giá thực hiện công việc chủ yếu dựa vào số ngày công làm việc thực tế, như vậy là không hợp lý.

2.2. Thực trạng công tác trả lương áp dụng tại cơ quan Tổng công ty Thép Việt Nam2.2.1. Quy định của nhà nước về công tác trả lương trong doanh nghiệp 2.2.1. Quy định của nhà nước về công tác trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương- tiền công là một phạm trù kinh tế- xã hội quan trọng, chính sách về tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế- xã hội của đất nước, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người lao động, đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, đến sự ổn định chính trị- xã hội và nâng cao hiệu quả- hiệu lực quản lý nhà nước.

Cùng với tiến trình cải cách kinh tế thì vấn đề cải cách về tiền lương cũng đã không ngừng được hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện, có rất nhiều văn bản được ban hành, bổ sung và sửa đổi như:

Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của chính phủ thực hiện tính đủ mức lương tối thiểu 120.000đồng/ tháng từ 01/12/1993.

Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ quy định nâng mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng lên 144.000 đồng/tháng.

Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ quy định về đổi mới và quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.

Nghị định số 110/1997/CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước.

Nghị định số 10/2000/CP ngày 27/02/2000 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/ tháng từ 01/01/2000 trong các doanh nghiệp.

Nghị định số 77/2000/CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng/tháng lên 210.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2004 trong các doanh nghiệp.

Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000 đồng/tháng lên 350.000 đồng/tháng.

Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng từ ngày 01/10/2006 trong các doanh nghiệp.

Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2008 trong các doanh nghiệp.

Kèm theo các Nghị định này là các Thông tư hướng dẫn của Nhà nước.

* Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp.

Hiện nay từ 01/01/2008 Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng/ tháng, tuy nhiên do đặc điểm khác nhau của từng vùng- ngành nên cần phải có mức điều chỉnh cho phù hợp.

Trong nghị định số 206/2004/NĐ-CP quy định: “Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung làm cơ sở tính đơn giá tiền lương, công ty lựa chọn hệ số điều chỉnh cụ thể nhưng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

Một là, nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của các luật thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hai là, mức tăng (theo tỷ lệ phần trăm) của tiền lương bình quân phải nhỏ hơn mức tăng (theo tỷ lệ phần trăm) của năng suất lao động bình quân.

Ba là, phải có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư mới).”

Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp:

TLMIN CÔNG TY =TLMIN * (1+KĐC) KĐC = K1+ K2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam.DOC (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w