KHẨU HÀNG HOÁ
Tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế luôn chịu những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong của doanh nghiệp. Hoạt động buôn bán quốc tế không chỉ chịu tác động bởi thị truờng, chính sách, pháp luật, những yếu tố bên ngoài hay vốn, trình độ nhân viên, cơ chế quản lý mà còn chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên do hàng hoá phải vận chuyển trên một hành trình dài. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn biến động, đặc biệt là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy cần phải nghiên cứu các yếu tố đó một cách kỹ lưỡng để có những biện pháp thích hợp trước những thay đổi của các yếu tố đó nhằm thích nghi nhanh nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
3.1.1.Chính sách và luật pháp của Nhà nước
Bất kì quốc gia nào cũng có những chính sách phù hợp nhằm đưa hoạt động ngoại thương vào khuôn khổ luật pháp của mình nhằm phát triển hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương luôn là hoạt động phức tạp, có tác động rất lớn đế hoạt động quan hệ đối ngoại, do đó các chủ thể kinh tế luôn phải tuân thủ các quy định mà luật pháp đưa ra không chỉ trong quốc gia mình mà còn luật pháp ở nước xuất khẩu, luật của nước thứ ba và các thông lệ quốc tế.
Môi trường pháp lý là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu, một môt trường pháp lý ổn định, đồng bộ, hoàn thiện sẽ giúp cho chủ thể kinh tế hoạt động trong kinh doanh xuất nhập khẩu có cơ sở vững chắc khi thực hiện các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại với các đối tác.
Nhà nước luôn đề ra các mục tiêu và xây dựng chiến lược để thực hiện mục tiêu đó bằng các chính sách. Trong từng giai đoạn khác nhau, thời kì khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau. Với những nước đang phát triển như Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy hoạt động gia thương, buôn bán với các quốc gia khác, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Có nhiều công cụ để thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương: thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái,.. Mỗi công cụ đều có những ưu nhược điểm nển cần phải kết hợp các công cụ đó một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu lại cần nguồn ngoại tệ rất lớn, nhất là ngoại tệ mạnh. Chính sách tỉ giá hối đoái sẽ tác động khá lớn đến hoạt động này. Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ làm cho giá trị xuất khầu tăng, qua đó thu được khối lượng ngoại tệ lớn để chi trả cho nhập khẩu. Tuy nhiên, những chính sách tác động đến tỷ giá hối đoái tuỳ vào mục đích khác nhau nên tỷ giá hối đoái sẽ được thay đổi cho phù hợp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến những chính sách đó để cân nhắc có nên nhập hay không.
3.1.2. Hệ thống tài chính ngân hàng
Trong nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn cung và cầu về tiền tệ, cung cấp vốn cho doanh nghiệp và bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra thuận tiện.
Thanh toán là nghiệp vụ không thể thiếu trong ngân hàng phục vụ cho kinh doanh ngoại thương. Các bên tham gia buôn bán quốc tế không thể gặp mặt trực tiếp để thanh toán tiền hàng vì như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong ngân hàng giúp cho nhà nhập khẩu hay xuất khẩu vẫn thực hiện đúng quy trình nhập khẩu mà tiết kiệm được nhiều chi phí.
Ngân hàng cũng là nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Với nhà nhập khẩu, khi mua hàng họ cần một lượng ngoại tệ lớn và họ có thể mua từ ngân hàng theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng đó hoặc có thể vay từ ngân hàng.
Hệ thống tài chính cũng đảm bảo cho sự biến động về tỷ giá hối đoái luôn ở mức ổn định. Khi tỷ giá hối đoái tăng, tức đồng nội tệ mất giá khiến cho hoạt động nhập khẩu trở nên khó khăn hơn khi đòi hỏi một lượng lớn nội tệ mới có thể mua ngoại tệ từ các ngân hàng để chi trả tiền hàng nhập khẩu.
3.1.3. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài
Hoạt động nhập khẩu luôn cần có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường trong nước hay khả năng cung ứng từ đối tác ở thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước ảnh hưởng đến lượng+cầu về hàng hoá, còn thị trường nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến lượng cung, nếu cung nhiều hơn cầu thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do bị tồn hàng với khối lượng lớn và không thể quay vòng vốn nhanh để tiếp tục quá trình kinh doanh. Sự biến động của thị trường nước ngoài có sự ảnh hưởng của chính trị, pháp luật, chính sách mở cửa của quốc gia đó,… Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế hay tài chính trên thế giới.
Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không nắm vững thị trường để có thể dự đoán nhu cầu của thị trường trong tương lai. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, bên cạnh đó tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác cùng là điều kiện quan trong giúp cho danh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng một cách đầy đủ, đúng thời hạn và có chất lượng.
3.1.4. Trình độ cơ sở hạ tầng
Trong buôn bán quốc tế, hàng hoá được vận chuyển trên một hành trình dài. Do đó điều kiện về phương tiện vận tải, hay các thiết bị nhằm đảm bảo
được nhập khẩu sẽ được lưu kho chờ thông quan nên việc bảo quản, giám sát hàng hoá đòi hỏi phải có các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc vận chuyển hay trao đổi thông tin giữa các bên. Nhà nước cần chú trọng vào việc đưa các ứng dụng của khoa học hiện đại vào trong quá trình làm thủ tục hải quan như thông quan điện tử hay xây dựng hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giao thương.
3.1.5. Điều kiện tự nhiên
Đặc trưng của buôn bán quốc tế là thời gian vận chuyển hàng hoá dài thưòng là 1 tháng, vì vậy hàng hoá có thể gặp rủi ro do thiên tai gây tổn thất cho các bên liên quan.
Hàng hoá trên đường vận chuyển khi gặp rủi ro về thiên tai có thể bị hỏng hóc hay mất mát, điều này gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu khi nhập hàng không có đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu.
3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố trên là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể tác động vào nó để thay đổi mà chỉ có thể thay đổi cơ cấu và cách quản lý của mình để thích nghi với nó, còn các nhân tố bên trong môi trường doanh nghiệp là những nhân tố chủ quan, doanh nghiệp tác động vào nó để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các nhân tố này bao gồm:
3.2.1 Nhân tố về con người
Nhân tố con người luôn được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu vì mọi hoạt động đều do con người điều hành. Nhân tố này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phát huy những điểm mạnh của từng cá nhân để tận dụng tối đa chất xám nhằm đem lại hiẹu quả kinh tế.
Doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao tri thức, có khả năng thích nghi với những biến động của doanh nghiệp khi có khó khăn xảy ra. Ngoài ra, sự quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất cũng là cách mà doanh nghiệp khơi dậy niềm đam mê và khả năng cống hiến của mỗi cá nhân.
3.2.2.Nhân tố về vốn
Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tiềm lực về tài chính cũng là điều kiện để doanh nghiệp bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh sẽ hiệu quả nhưng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cũng dựa vào vốn để đánh giá một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ vòng quay của vốn, tốc độ tăng trưởng của vốn. Hoạt động nhập khảu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh.
3.2.3.Nhân tố về mạng lưới kinh doanh
Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải xây dựng được mạng lưới kinh doanh rộng lớn nhằm đảm bảo đầu ra cho hàng hoá nhập khẩu. Quy mô của mạng lưới kinh doanh thể hiện qui mô của doanh nghiệp, một doanh nghiệp lớn luôn có mạng lưới kinh doanh lớn và hiệu quả.
3.2.4.Nhân tố về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Một doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy quản lý hiệu quả. Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban, mỗi cá nhân trong tổ chức. Một cơ cấu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng con ngưòi toàn diện nhất, tận dụng tối đa khả năng của mỗi cá nhân.Bên
Bộ máy quản lý là nơi xây dựng các chính sách, mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp. Là bộ phận định hướng kinh doanh và đưa ra các quyết định cuối cùng khi tổ chức gặp phải những khó khăn do sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
Tên tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Tên giao dịch quốc tế:
GENERAL AVIATION IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt:
AIRIMEX.JSC
Loại hình kinh doanh:
Thương mại và dịch vụ
Trụ sở chính:
414 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội
Tel: (84-4)8217939/8271351. Fax: (84-4)8271925
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG KHÔNG - AIRIMEX 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
KHÔNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng Không (AIRIMEX) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103012269 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư – TP Hà Nội cấp ngày 18/5/2006 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần và các quy định pháp luật hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không được thành lập từ năm 1989 trên cơ sở yêu cầu về việc đảm bảo công tác xuất nhập khẩu cho nghành Hàng không Việt Nam. Cho đến nay, công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên lên tới 108 người, trong đó có 60% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học.
Thành tựu mà công ty đạt được trong suốt 16 năm làm công tác xuất nhập khẩu thiết bị , phụ tùng máy móc hàng không chính là sưu phối hợp giữa công ty và các bạn hàng hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, kim ngạch nhập khẩu hàng năm đạt trên 30 triệu USD. Các trang thiết bị phụ tùng và máy móc nhập khẩu luôn đạt chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến và công tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng cũng được bạn hàng trong nước đánh giá cao.
Quá trình hình thành phát triến của công ty có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính:
1.1.1.Giai đoạn 1: 1989 - 1994
Trong giai đoạn này, Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam và sau đó là Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là nhập khẩu thiết bị, phụ tùng và máy móc nhằm phục vụ cho hoạt động của ngành trên cơ sở nhu cầu của từng đơn vị sử dụng. Hàng hóa nhập khẩu của công ty trong thời kì này bao gồm dầu mỡ bôi trơn, các thiết bị quản lý máy bay, các thiết bị nhà ga sàn gỗ, máy bay và phụ tùng máy bay, xăng dầu máy bay.
1.1.2. Giai đoạn 2: 1994 – 18/5/2006
Trong thời kì này, Công ty được tổ chức lại thành Doanh nghiệp Nhà nước vói quy chế hoạt động theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Công ty XNK Hàng không là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Lĩnh vực hoạt động của công ty cũng được mở rộng hơn sang cả kinh doanh hàng hóa dân dụng nhưng chức năng nhập khẩu xăng dầu máy bay được chuyển cho Công ty Xăng dầu Hàng không.
Sau nhiều năm hoạt động với sự phát triển mạnh mẽ, công ty đã tạo dựng được uy tín riêng của mình đối với các bạn hàng. Khách hàng chủ yếu của công ty là Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam, Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc – Trung - Nam,...
Công ty đã thực hiện họat động nhập khẩu, bảo hiểm, vận chuyển nội địa, phối hợp lắp đặt, và có rất nhiều dự án có khối lượng thiết bị lớn, giá trị cao như ký và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị phục vụ cho chương trình FIR Hồ Chí Minh có trị giá trên 30 triệu USD; thiết bị được nhập khẩu và lắp đặt tại Tân Sơn Nhất, Bán đảo Sơn Trà. Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án lớn khác như: hệ thống ILS, đèn đêm, DOMSAT tại sân bay Đà Nẵng và Tân Sơn
công ty không chỉ thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác mà còn đứng ra làm nhà thầu cung cấp thiết bị cho các Cụm cảng, Trung tâm quản lý máy bay,...Hiện tại, Công ty cũng đang là nhà phân phối cho các Hàng sản xuất lớn:QUALIMETRICS INC về thiết bị trắc quan khí tượng, TERMA/CRIMP A/S về thiết bị thông báo tự động ATIS/VOLMET và D-ATIS/VOLMET, SEA Gmbh về thiết bị an ninh...Với nhiều hoạt động nhập khẩu và thực hiện các dự án trong ngành cũng như ngoài ngành, doanh thu của Công ty trong 2 năm vừa qua đạt 1,5 triệu USD, và hiện tại Công ty AIRIMEX đang được hãng SIEMENS ủy quyền phân phối mảng thiết bị bảo vệ, máy cắt cung cấp cho các nhà máy phát điện. Ngoài SIEMENS, AIRIMEX còn được EXIDE(Pháp) và GASTON(Anh) ủy quyền làm đại lý tại Việt Nam.
Các hoạt động hợp tác kinh doanh cũng được công ty chú trọng, AIRIMEX đã xây dựng được hệ thống bạn hàng rộng khắp ở Châu Âu, Singapore, Hong Kong,... Đây là những hãng lớn, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường. Mối quan hệ hợp tác giữa AIRIMEX với các đối tác nước ngoài đã tạo dựng đuợc uy tín cho Công ty trong hoạt động cung ứng thiết bị và dich vụ.
1.1.3. Giai đoạn 3: 18/5/2006 đến nay
Công ty đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần 0103012269 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/5/2006.
1.2. Bộ máy tổ chức của công ty CP XNK Hàng Không
Sơ đồ 2 - Cơ cấu tổ chức Công ty CP XNK Hàng Không - AIRMEX 1.3. Chức năng của các phòng ban trong công ty