Đặc điểm của Công ty CP XNK Hàng Không

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 45 - 57)

1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG

1.5. Đặc điểm của Công ty CP XNK Hàng Không

1.5.1. Lĩnh vực và ngành kinh doanh

Là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, từ khi thành lập đến nay Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không có nhiệm vụ nhập khẩu trang thiết bị hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong ngành. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của AIRIMEX bao gồm:

- Kinh doanh máy bay, động cơ, phụ tùng, dụng cụ thiết bị và vật tư máy bay

- Kinh doanh các phương tiện, dụng cụ, thiết bị cho ngành Hàng không - Kinh doanh dịch vụ nhận gửi và chuyển phát hàng hóa trong nước và quốc tế

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch(ngoại trừ kinh doanh phòng hát, vũ trường, quán bar,...)

- Kinh doanh vật liệu vật tư hàng hóa dân dụng

Bên cạnh đó, AIRIMEX còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh như:

- Kinh doanh trang thiết bị máy móc y tế; kinh doanh vật tư, thiết bị cho trường học, đo lường, sinh học và môi trường;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính

- Kinh doanh rượu bia, nước giải khát

- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi và kho ngoại quan

- Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành và mua bán trang thiết bị, phương tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dầu khí, điện, than, khoáng sản(trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm), xi măng, hóa chất, bưu chính viễn thông, thể tháo và các ngành kinh doanh dịch vụ giải trí khác.

- Xây lắp các công trình điện có điện áp 35KV - Kinh doanh, xăng, dầu, mỡ và khí hóa lỏng - Mua bán, cho thuê phương tiện vân tải đường bộ - Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh

AIRIMEX đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng doanh thu và tạo dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước.

1.5.2. Mục tiêu của AIRIMEX

Mục tiêu hàng đầu của AIRIMEX là đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu trang thiết bị chuyên ngành và dịch vụ hàng không nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng không.

Trong hoạt động vận chuyển hàng không, sự an toàn luôn là mục tiêu hàng đầu. Tất cả các loại máy bay cần được bảo dưỡng định kỳ và được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay. Việt Nam chưa có khả năng sản xuất các phụ tùng, trang thiết bị hiện đại cho máy bay, do vậy hoạt động nhập khẩu loại hàng hoá này luôn được đề cao tránh tổn thất trong các chuyến bay.

Mục tiêu thứ hai của AIRIMEX là mở rộng quy mô, thông tin để có thể nhập hàng đúng chủng loại hàng hoá chuyên ngành chất lượng cao.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị hàng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, do vậy việc mở rộng qui mô và tìm kiếm thông tin đối tác ở nước ngoài sẽ giúp AIRIMEX đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá.

Mục tiêu thứ ba là đưa ngành hàng không Việt Nam phát triển kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường hàng không đang ngày càng tăng do đó Công ty cần kết hợp với các đối tác trong nước trong nỗ lực đưa ngành hàng không phát triển phục vụ được nhu cầu lớn của khách hàng.

1.5.3. Thị trường

Sự đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh có tác động tích cực trong quá trình mở rộng thị trường trong nước của AIRIMEX. Khi còn trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, sản phẩm và dịch vụ mà AIRIMEX cung cấp đã có mặt tại hầu hết các sân bay cả trong Nam lẫn ngoài Bắc: như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất,... Đến nay, công ty vẫn tiếp tục phát huy lợi thế ban đầu có được đề phát triển thị trường ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà công ty tiến hành đầu tư. AIRIMEX đã thực hiện nhiều dự án lớn cung cấp cho các bạn hàng khắp cả nước và thị phần mà công ty giành đuợc ngành càng tăng do sự tín nhiệm của các đối tác trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trong lĩnh vực ngành Hàng không, khách hàng chủ yếu của công ty là Hãng Hàng không

mà công khẳng định thương hiệu mà công ty đã gây dựng được trong suốt quá trình phát triển. Hiện tại, AIRIMEX vẫn là công ty hàng đầu của Việt Nam về cung cấp các thiết bị phụ tùng máy móc cho ngành Hàng không và các ngành công nghiệp khác.

Sau đây là những khách hàng chủ yếu của AIRIMEX:

a) VIETNAM AIRLINES

Việt Nam Airlines là khách hàng lớn của Airimex, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hợp đồng uỷ thác mà công ty đã thực hiện.

Hợp đồng mua bán của Việt Nam Airlines được chia thành 2 mảng riêng biệt:

− Mua bán máy bay hay máy móc, thiết bị có kỹ thuật cao thì do ban kỹ thuật thực hiện và chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, máy bay trong suốt quá trình sử dụng và đào tạo phi công, đội ngũ trợ giúp kí thuật,…

−Các loại hàng hoá khác do giám đốc của bộ phận chứ năng của Việt Nam Airlines, đó là trạm bảo dưỡng A75 và A76. Giám đốc các sân bay có quyền đứng ra đảm nhận toàn bộ công việc và chịu trách nhiệm về công việc ấy chứ không cần phải thông qua ban kỹ thuật của hãng. Đặc điểm của loại hàng hoá này là giá trị không lớn và đặc tính về kỹ thuật, công nghệ không quá phức tạp, không mang tính đặc thù, và hàng hoá này thường được sản xuất ra với bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Sự phân chia các mảng trong quá trình mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam Airlines nhằm đảm bảo hiệu quả cao cho quá trình mua bán, tránh được những rủi ro không đáng có trong việc mua bán máy móc, thiết bị phụ tùng công nghệ cao, đồng thời tạo ra sự linh hoạt linh động và tránh được những thủ tục vòng vo trong việc mua bán những hàng hoá thông thường không có tính công nghệ cao. Điều này sẽ khuyến khích các bộ phận chức năng hoàn thành tốt những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.

Quá trình mua bán máy bay và máy móc, thiết bị phụ tùng hàng không có giá trị lớn thường chịu ảnh hưởng bởi các quyết định của 3 bộ phận sau:

− Ban tiếp thị hàng hoá − Ban tiếp thụ khách hàng − Ban kỹ thuật

Trước khi tiến hành một dự án kinh doanh để mua bán một loại máy bay hay máy móc thiết bị cần thiết phải có sự phân tích về các đặc tính kỹ thuật của máy bay như: mức tiêu hao nhiên liệu, công suất, sự an toàn về kỹ thuật, khả năng khai thác về máy bay trên các tuyến đường,… và khả năng của công ty trong việc thực hiện dự án đó: chi phí, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, chi phí lắp đặt. Sau khi phân tích, ban lãnh đạo sẽ dựa vào những tiêu chí đó so sánh với mục tiêu đặt ra và đưa ra quyết định cuối cùng. Và sau đó sẽ chọn nhà cung ứng:

− Cán bộ nghiệp vụ sẽ liên hệ với các nhà sản xuất nước ngoài và họ sẽ thực hiện tất cả các nghiệp vụ từ khi liên hệ cho tới khi ký kết hợp đồng mua bán. Sau khi thoả thuận và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, hãng sẽ uỷ thác cho một công ty chuyên nhập khẩu các thiết bị hàng không.

− Hãng có thể uỷ thác cho Airimex để thực hiện toàn bộ quá trình mua bán máy bay hay các thiết bị máy móc. Khi được uỷ thác nhập khẩu, AIRIMEX sẽ tự nghiên cứu thị trường và đánh giá yêu cầu của kỹ thuật của hãng đề ra. Từ đó Công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình mua bán.

− Một cách khác nữa đó là Việt Nam Airlines có thể uỷ thác cho một công ty khác có tiềm lực về kinh tế, có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, có vị thế lớn hơn AIRIMEX.

PACIFIC AIRLINES là một công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty nhưng thực chất là sự đóng góp của các đơn vị quốc doanh cụ thể là những doanh nghiệp Nhà nước:

− Tổng Công ty Hàng không Việt Nam − Công ty du lịch Hải Phòng

− Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh − Công ty phát triển kỹ thuật TEDCO − Công ty TDC – INCOMEX

Hiện nay PACIFIC AIRLINES đã mở rộng nhiều chuyến bay trong và ngoài nước, và có triển vọng mở thêm các chuyến bay tới các địa điểm mới trên thế giới. Do đó nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ hàng không sẽ rất lớn. Vì vậy, nếu đạt được những hợp đồng uỷ thác của PACIFIC Airlines thì đây sẽ là một khách hàng tiềm năng của AIRIMEX.

c) Các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trên lãnh thổ Việt Nam

Đó là các xí nghiệp bảo dưỡng A76 của Sân bay Nội Bài, các sân bay khác như Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng,…

Quá trình mua bán của các đơn vị này khá giống nhau. Đây là các đơn vị trực tiếp hoạt động phục vụ, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng nên trực tiếp phát sinh nhu cầu về máy móc thiết bị. Nhiệm vụ của các đơn vị này đó là: đảm bảo số giờ bay, phục vụ tốt hành khách, đảm bảo chuyến bay được an toàn, hoàn thành tốt các yêu cầu kĩ thuật trước khi máy bay được đưa vào sử dụng,…

Các đơn vị này chia nhu cầu hàng hoá của mình thành hai nhóm chính: − Nhu cầu về sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, thay thế những máy móc, thiết bị không còn đạt tiêu chuẩn an toàn cho chuyến bay

Đối với hàng hoá thuộc nhóm nhu cầu này thì do các bộ phận nghiệp vụ của hai trạm bảo dưỡng đảm nhận. Dựa vào đội ngũ kỹ thuật của mình, hai trạm bảo dưỡng sẽ tiến hành các hoạt động sửa chữa, thay thế các bộ phận của

máy bay, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra các yêu cầu về kỹ thuật. Trong quá trình kiểm tra, những bộ phận không còn đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được thay thế bởi các phụ tùng đã được nhập về trong quá trình uỷ thác cho các công ty xuất nhập khẩu.

− Nhu cầu về các thiết bị phục vụ cho liên lạc: radio, đài phát sóng, bộ đàm,… và các nhu cầu về nhiên liệu, động cơ máy bay, và các loại hàng hoá thông thường khác.

Với hàng hoá thuộc nhóm nhu cầu này, các trạm sẽ chủ động liên hệ với các nhà cung ứng hoặc nhà nhập khẩu. Những trang thiết bị toàn bộ thường có giá trị lớn, do đó khi thực hiện quá trình này sẽ đem lại cho công ty được uỷ thác những khoản phí khá lớn.

d) Các công ty dịch vụ bay SASCO, NASCO,VASCO,…

Trong cơ cấu khách hàng của AIRIMEX, nhóm khách hàng này được xếp vào nhóm khách hàng đặc biệt vì phạm vi hoạt động của nó. Ngoài những chuyến bay dịch vụ, còn có những chuyến bay đưa đón khách, kinh doanh khách sạn, chuyên chở hàng hoá,… nghĩa là lĩnh vực hoạt động của các công ty này rất đa dạng. Vì vậy, nhu cầu về hàng hoá để thực hiện những dịch vụ đó rất lớn, có thể là các loại hàng hoá chuyên ngành như máy bay trực thăng, máy bay cánh quạt cỡ nhỏ, máy chụp trắc địa,… cho đến những loại hàng hoá thông thường như máy lạnh, các thiết bị điện tử, hàng hoá phục vụ cho các ngành khác.

Các công ty dịch vụ bay được phân bổ tại ba miền: NASCO, VASCO ở miền Bắc; SASCO ở miền Nam; MASCO ở miền Trung giúp cho Công ty có thể tiếp cận khách hàng của mình một cách chính xác hơn và có kế hoạch lâu dài. Đối với các loại hàng hoá như máy bay, thiết bị động cơ thì quá trình mua bán diễn ra phức tạp hơn do có sự lựa chọn nhà cung ứng trong khi số lượng nhà cung ứng không nhiều như hàng hoá thông thường. Do yêu cầu kỹ thuật

chuyên ngành mà số lượng hàng hoá này ở Việt Nam rất ít, do vậy khả năng họ sẽ uỷ thác cho các Công ty xuất nhập khẩu như AIRIMEX là rất lớn.

Còn đối với các loại hàng hoá thông thường khác thì quá trình mua bán diễn ra vô cùng phong phú, họ cũng có thể uỷ thác cho các công ty xuất nhập khẩu mà cũng có thể mua từ các đại lý nước ngoài tại Việt Nam và có thể là các nhà cung ứng trong nước do đó công ty phải phân cấp, phân loại từng chiến lược tiếp thị của mình.

Máy móc, thiết bị hàng không là những hàng hoá có tính công nghệ cao và có đặc thù riêng. Những hàng hoá này chỉ được sản xuất bởi một số nhà cung ứng do vậy số lượng nhà cung ứng trên thế giới không nhiều. Để đảm bảo nguồn cung ứng từ nước ngoài, Công ty phải mở rộng mối quan hệ với các nhà cung ứng nổi tiếng thông qua các hình thức giao dịch khác nhau, điều này giúp cho AIRIMEX có được lượng thông tin đa dạng và phong phú về các trang thiết bị máy móc hiện đại trên thế giới.

Hệ thống cung ứng hàng hoá của AIRIMEX được phát triển rộng nhằm đảm bảo nguồn hàng đầu vào và duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Nguồn cung ứng của AIRIMEX có thể được chia thành hai nhóm chính:

* Những sản phẩm mang tính độc quyền, chỉ sản xuất bởi một nhà sản xuất duy nhất

Những nhà sản xuất thường là những hãng máy bay lớn trên thế giới: − Hãng BOEING của Mỹ: Đây là hãng máy bay đứng đầu thế giới về snả xuất máy bay. Máy bay BOEING được sử dụng rộng rãi ở tất cả các hãng hàng không trên thế giới, chiếm 60% thị phần thế giới như BOEING 737 - 200, 737 – 300, 737 – 400, và hiện nay là BOEING 747 và BOEING 767.

− Hãng AIRBUS (công ty liên doanh giữa Pháp - Đức – Anh – Tây Ban Nha) chiếm 30% số máy bay đang hoạt động. AIRBUS là đối thủ cạnh

tranh lớn nhất của BOEING. Các sản phẩm chính của AIRBUS bao gồm AIRBUS 310, AIRBUS 330. AIRBUS 340.

− Các hãng máy bay thuộc loại Liên Xô cũ: gồm các máy bay thuộc loại Tu, IN phần lớn là các máy bay được mua trước đây và hiện vẫn còn đang sử dụng.

− ATR (Pháp) đây là hãng có uy tín trên thị trường máy bay hiện nay.

* Nhóm các nhà sản xuất cạnh tranh

Nhóm nhà sản xuất này phong phú hơn bao gồm nhiều hãng sản xuất cùng một loại phụ tùng. Các nhà sản xuất này hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như điện tử thông tin, cơ khí của nhiều nước khác nhau trên thế giới.

− Đức: cung cấp các máy cơ khí, máy đo hiệu nghiệm, xe nạp điện cấp điện xoay chiều, thiết bị soi động cơ, thiết bị trạm xưởng,…

− Nhật: cung cấp chủ yếu là các xe nâng hàng, xe kéo, xe xúc hàng, đầu kéo, băng vận chuyển hành lý, trạm vệ sinh mặt đất và các công nghệ vi điện tử như rada, điện thoại, tầu cầu,…

− Hồng Kông: cung cấp xe tra nạp, cân điện tử,…

− Bỉ: cung cấp hệ thống dẫn đường băng và các đèn tín hiệu dẫn đường…

Trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị hàng không, các nhà sản xuất luôn có sự độc quyền về hàng hoá của mình do tính chất kỹ thuật của riêng ngành hàng không. Các hãng sản xuất luôn cải tiến các thiết bị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Do đó, AIRIMEX cần nghiên cứu thị trường đầu vào một cách nghiêm túc nhằm tranh thủ sự canh tranh giữa các hãng sản xuất để có thể ký hợp đồng mua bán thiết bị, phụ tùng đem lại cho

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w