Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm:

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 25 - 27)

* Điều kiện áp dụng

Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược khác biệt hoá khi có các điều kiện sau:

- Nhu cầu của người tiêu dùng có sự khác biệt

- Sản phẩm dễ tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường

- Khi doanh nghiệp muốn tránh khỏi một cuộc chiến tranh giá cả

* Nội dung chiến lược

Chiến lược khác biệt nghĩa là cung cấp cho khách hàng một thứ giá trị mà đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Doanh nghiệp sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thương trường bằng cách tạo ra sản phẩm – hàng hoá - dịch vụ có những điểm khác biệt.

Có nhiều cách tạo ra sự khác biệt, vì vậy sản phẩm có thể có được sự khác biệt do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt hoá chỉ có thể thành công khi doanh nghiệp tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm mà sự khác biệt này khách hàng phải nhận thấy được và phải thật khó bắt chước.

* Mục tiêu của chiến lược

Với chiến lựơc khác biệt hoá, khách hàng sẽ không còn quan tâm nhiều đến giá cả, do đó khả năng tăng thu nhập bằng cách đặt giá cao cho phép doanh nghiệp có được lợi thế hơn các đối thủ và có được lợi nhuận cao hơn.

* Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm:

Tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ, do đó áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp hay các doanh nghiệp trong ngành không thực sự lớn.

Sau một thời gian các đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra được sản phẩm tương tự như của doanh nghiệp, do đó mất đi sự khác biệt hoá.

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 25 - 27)