Chiến lược trọng tâm:

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 27 - 28)

* Điều kiện áp dụng

Khi doanh nghiệp nhận biết được một phân đoạn thị trường có nhu cầu đặc thù mà các doanh nghiệp trong ngành hiện tại đang bỏ trống hoặc chưa thực sự quan tâm.

* Nội dung chiến lược

Nếu như chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp là bao phủ thị trường trên nhiều phân đoạn khác nhau thì chiến lược trọng tâm hoá chỉ tập trung vào một phân đoạn thị trường nhất định, có thể đó là một loại sản phẩm, khách hàng, hoặc một vùng thị trường.

Khi đã lựa chọn được cho mình một phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược trọng tâm thao hai con đường: Khác biệt hoá sản phẩm hoặc chi phí thấp.

* Mục tiêu chiến lược

Doanh nghiệp theo đuổi chiên lược trọng tâm nhằm tác động vào một phân đoạn thị trường nhất định mà ở đó doanh nghiệp sẽ tránh đựơc một phần nào sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp đang cùng hoạt động trong ngành chưa chú ý tới hoặc không muốn khai thác do hạn chế về nguồn nhân lực hoặc tiềm năng của phân đoạn này được đánh giá chưa thực sự lớn

* Ưu điểm và nhược điểm

Doanh nghiệp cạnh tranh được với các đối thủ vì nó cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà đối thủ không thể có. Khả năng này giúp doanh nghiệp có lới thế hơn so với khách hàng vì họ là nhà cung cấp gần như duy nhất, khách hàng khó có thể mua được sản phẩm tương tự từ các doanh nghiệp khác trong ngành.

Doanh nghiệp gần gũi với khách hàng và phản ứng nhanh với những nhu cầu thay đổi của phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp dã lựa chọn.

- Nhược điểm:

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhỏ hơn đối thủ, do đó chi phí sản xuất có thể cao hơn so với doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp.

Nhu cầu khách hàng có thể thay đổi, do sự phát triển của công nghệ làm cho thị trường hẹp của doanh nghiệp đột ngột biến mất và khi đó doanh nghiệp cũng không còn cơ sở để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 27 - 28)