MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 46 - 49)

Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm những yếu tố về nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu và phát triển, sản phẩm và quản lý sản xuất… Phân tích những yếu tố đó giúp cho nhà quản trị nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp. Điểm mạnh là những điểm mà doanh nghiệp làm tốt hơn đối thủ, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Điểm yếu là những mặt hạn chế, cần được khắc phục để doanh nghiệp có thể đương đầu với môi trường cạnh tranh.

* Phân tích tác động của hoạt động Marketing

Marketing được coi là một trong những hoạt động có tính chất quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và phân tích các yếu tố như hình ảnh của doanh nghiệp, giá bán sản phẩm, hoạt động của hệ thống phân phối, khả năng kiểm soát kênh phân phối và hiệu quả của những chương trình quảng cáo, khuyến mãi, tham gia hội chợ..

Hình ảnh, sự nổi tiếng: Nếu hình ảnh của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến và được khẳng định, điều đó cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả và đây chính là một điểm mạnh mà doanh nghiệp có để khai thác nhằm tăng doanh thu, tìm kiếm lợi nhuận.

Giá bán sản phẩm cũng là một công cụ có thể tạo được lợi thế trong cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp được sản phẩm có chất lượng tương đương với các doanh nghiệp khác trên thị trường nhưng lại có mức giá thấp hơn thì đó là một trong những chìa khoá mà doanh nghiệp cần phải tận dụng để tạo lợi thế cho mình trong cạnh tranh.

Phân tích hoạt động của hệ thống phân phối là nhằm trả lời cho câu hỏi, hệ thống phân phối của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không? Có thể mở rộng mức độ bao phủ thị trường được nữa hay không…? Doanh nghiệp vẫn đang kiểm soát tốt kênh phân phối của mình? Thông thường đối với các doanh nghiệp có kênh phân phối càng ngắn và hẹp thì doanh nghiệp càng dễ kiểm soát.

Khả năng sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện qua các yếu tố như quy mô, cơ cấu, trình độ kĩ thuật sản xuất, hình thức tổ chức quá tình sản xuất.

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo, cải tiến công nghệ, vật liệu mới. Trong các hoạt động đầu tư, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đem lại lợi nhuận rất lớn. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giúp cho doanh nghiệp có thể cải tiến được quy trình công nghệ nhắm giảm chi phí trong sản xuất hoặc tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng nên thế mạnh riêng cho doanh nghiệp.

* Tác động của yếu tố nguồn nhân lực

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Quản lý nhận sự là quá trình quản lý và xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, có nhiều nhiệt huyết trong công việc. Nếu doanh nghiệp tuyển mộ được những người tích cực, có chuyên môn cao, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cơ bản so với đối thủ cạnh tranh. Để đánh giá được hiệu quả của hệ thống nguồn nhân lực, các chuyên gia kinh tế thường sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Đội ngũ nhân sự: Số lượng, chất lượng người lao động

- Quy trình quản lý: Quy trình tuyển dụng – đào tạo người lao động - Chính sách tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động - Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức doanh nghiệp

- Năng lực của ban lãnh đạo: Trình độ, độ tuổi, phong cách lãnh đạo, mâu thuẫn nội bộ, trò chơi quyền lực

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp có tác

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 46 - 49)