LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤ TÔ TÔ 3-2 THỜI GIAN QUA
2.1.5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
8 277.679.797 3 Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp DV 100.083.31 2 209.511.48 5 209.938.66 5 127.745.86 1 277.679.797 4 Giá vốn hàng bán 93.324.814 187.401.77 7 189.183.16 0 105.118.97 5 187.401.777 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.758.498 22.109.709 20.755.504 22.626.886 22.109.709 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động KD 1.246.689 7.335.000 4.700.000 2.318.582 7.335.000
7 LNTT 1.377.651 7.279.238 4.700.000 2.269.775 7.279.238
8 Thuế TNDN phải nộp 440.848 2.038.187 1.316.000 635.537 2.038.187
9 LNST 936.803 5.241.051 3.384.000 1.634.238 5.241.051
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy các năm 2003-2007 - Phòng Kế toán)
Các kết quả ở bảng 1 có thể được tổng hợp lại trong bảng so sánh như sau:
Chỉ tiêu 2004/2003+/- % 2005/2004+/- % 2006/2005+/- % 2007/2006+/- % Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 108.573.41 1 108 4885,002 2 -85.158.722 -40 148.414.88 8 115 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp DV 109.428.17 3 109 427,179 0 -82.192.804 -39 149.933.93 6 117 Giá vốn hàng bán 94.076.963 101 1,781,384 1 -84.064.185 -44 82.282.802 78 Lợi nhuận gộp về 15.351.210 227 -1.354.204 -6 1.871.381 9 -517.177 -2 35
Chỉ tiêu
2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006
bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động KD 6.088.311 488 -2.635.000 -36 -2.381.418 -51 5.016.418 216 LNTT 5.901.586 428 -2.579.238 -35 -2.430.225 -52 5.009.463 221 Thuế TNDN phải
nộp 1.597.338 362 -722.187 -35 -680.463 -52 1.402.650 221
LNST 4.304.248 459 -1.857.051 -35 -1.749.762 -52 3.606.813 221
Qua bảng tổng hợp ta thấy, qua các năm 2003-2007, tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy có nhiều biến động phức tạp. Từ năm 2003-2004, tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều thuận lợi, thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Tiêu biểu là trong năm 2004, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Nhà đã tăng lên 109%, tương đương với giá trị 109.429.170.000 Đồng; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên tới 488%, tương ứng với giá trị 6.088.311.000 Đồng; Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên tới 459%, tương ứng với giá trị 4.304.248.000 Đồng. Có được điều này là do Nhà máy đã có những thay đổi tích cực ảnh hưởng tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong gian đoạn từ 2004-2006, tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều biểu hiện không thuận lợi, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2004-1006, lợi nhuận sau thuế liên tục giảm 35% và 52% qua các năm, tương ứng với giá trị lợi nhuận giảm 1.857.051 và 1.749.762 nghìn đồng. Một phần lý do là do các yếu tố thuộc về chi phí tăng mạnh trong khi các yếu tố thuộc về thu nhập lại có xu hướng chững lại sau từng năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. Cụ thể là trong khi giá vốn hàng bán năm 2003 chỉ là 93.324.814.000 Đ thì trong các năm 2004, 2005, 2006 đã tăng lên thành tương ứng là 187.401.777.000 Đ, 189.183.160.000 Đ, 105.118.975.000 Đ. Trong khi giá vốn hàng bán tăng lên, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng rất ít, thậm chí còn giảm (doanh thu qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 209.538.628.000 Đ, 214.423.630.000 Đ, 129.264.908.000 Đ). Có những điều này có thể là do sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, do thị
trường có nhiều biến động về giá cả, hoặc cũng có thể do Nhà máy chưa phát huy tốt những tiềm lực sẵn có.
Tuy nhiên, đến năm 2007, tình hình đã có dấu hiệu khả quan trở lại khi các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng so với năm 2006, cụ thể là doanh thu thuần tăng 117%, tương ứng với giá trị 149.933.936.000 đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 221%, tương ứng với giá trị 3.606.813.000 đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy nhà máy đã có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới.
Trong thời gian tới, Nhà máy cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân dẫn tới tới kết quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt trong những năm vừa qua để có biện pháp khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động phù hợp để đạt được kết quả tốt hơn nữa trong những năm sắp tới.
2.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt
động định mức
2.2.1. Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của công nhân. Máy móc thiết bị chính là công cụ lao động- một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là công cụ giúp người lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Đối với công tác định mức, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất càng có vai trò thiết thực hơn, nó góp phần quyết định khả năng của người công nhân có thực hiện được mức đã xây dựng hay không. Nội dung của công tác định mức cũng bao gồm việc tạo ra những điều kiện tổ chức kỹ thuật tốt nhất cho người công nhân làm việc. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tính năng chính là một phần của nội dung đó. Đồng thời, việc người công nhân được làm việc với máy móc thiết bị phù hợp còn giúp cho việc xây dựng mức thêm chính xác.
2.2.1.1. Mặt bằng cơ sở vật chất
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 hiện có 2 cơ sở, bao gồm một trụ sở chính đặt tại số 18 đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở đặt tại Hưng Yên.
Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có diện tích 26.725m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1 nhà cơ khí và 1 nhà kho.
Cả hai phân xưởng đều có mặt bằng rộng rãi, được thiết kế khoa học, hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân trong quá trình làm việc.
2.2.1.2. Máy móc thiết bị
Ý thức được tầm quan trọng của việc trang thiết bị máy móc, Nhà máy ô tô đã rất chú trọng việc đầu tư những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất.
Nhà máy hiện có 4 phân xưởng sản xuất là Phân xưởng cơ khí 1, 2 và phân xưởng ô tô 1,2. Mỗi phân xưởng lại có những nhiệm vụ sản xuất riêng. Tùy theo nhiệm vụ sản xuất từng phân xưởng mà Nhà máy đã trang bị những loại trang thiết bị phù hợp.
Tại phân xưởng cơ khí 1, nơi sản xuất các sản phẩm, chi tiết tiện, phay, bào, mài, đột giập, các chi tiết dạng thanh, ống, Nhà máy đã trang bị các máy móc như sau:
Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1
STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử
dụng
1 Máy tiện TUD 02 1 năm 2000
1 năm 1999
2 Máy tiện 16 K20 02 Năm 1999
3 Máy tiện 1A616 02 Năm 1999
4 Máy tiện T6M16 02 1 năm 1999
1 năm 2000
5 Máy mài 07 2 năm 1999
2 năm 2000 1 năm 2001 1 năm 2002 1 năm 2003
6 Máy phay 03 2 năm 1999
1 năm 2000
7 Máy khoan 08 4 năm 1999
2 năm 2000 2 năm 2001
8 Máy xọc 01 Năm 1999
9 Máy ép 03 Năm 1999
10 Máy nén khí 01 Năm 1999
11 Máy cắt, đột, giập 07 4 năm 1999
2 năm 2000 1 năm 2002 12 Máy cắt ống 02 1 năm 1999 1 năm 2001 13 Máy hàn 18 10 năm 1999 5 năm 2000 3 năm 2001 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Tại phân xưởng cơ khí 2, nơi sản xuất các sản phẩm đột dập, ép, sấn, định hình chi tiết, cấu kiện dạng vỏ hoặc tấm, mảng, có các loại máy móc, dây chuyền được trang bị như sau:
Bảng 2.3: Danh sách máy móc thiết bị tại Phân xưởng Cơ khí 2
STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử
dụng
1 Máy ép 100 Tấn 02 1 năm 1999
1 năm 2000
2 Máy ép 200 Tấn 02 Năm 2000
3 Dây chuyền đột giập liên hợp 01 Năm 1999
4 Dây chuyền hàn bấm, hàn điểm, hàn lăn 01 1 năm 1999
1 năm 2000
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Tại phân xưởng ô tô 1 và 2, nơi chuyên lắp ráp, đóng mới, sửa chữa ô tô, có những dây truyền như sau:
Bảng 2.4: Danh sách dây chuyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2
STT Tên Số lượng Năm đưa vào sử
dụng
1 Dây chuyền hàn vỏ 01 1990
2 Dây chuyền khung xương 01 1991
3 Dây chuyền nội thất 01 1991
4 Dây chuyền sơn 01 1990
5 Dây chuyền kiểm tra 01 1991
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Như vậy, ta có thể thấy là các trang thiết bị, máy móc được trang bị tại các phân xưởng hầu hết còn mới, phần lớn là đều được đưa vào sử dụng từ năm 1999 và 2000. Trước đây, Nhà máy chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bắt đầu từ năm 2000, Nhà máy mới thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất ô tô. Để có thể thực hiện nhiệm vụ mới, Nhà máy đã đầu tư mua mới nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức của Nhà máy.
2.2.1.3. Nguyên nhiên vật liệu
Cùng với máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất. Nguyên nhiên vật liệu có được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì quá trình lao động sẽ diễn ra nhịp nhàng, liền mạch, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động.
Tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2, nguyên nhiên vật liệu được cung cấp rất đầy đủ và tương đối kịp thời, đảm bảo cho hoạt động lao động của công nhân, tránh được việc công nhân chính phải mất thời gian lãng phí cho việc lấy nguyên nhiên vật liệu do hết nửa chừng. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã có một bộ phận chuyên trách phục vụ nơi làm việc, thực hiện việc cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho công nhân chính. Tuy nhiên, bộ phận này mới chỉ phục vụ được cho một bộ phận nhỏ công nhân chính. Hơn nữa, hiện chỉ cơ sở Hưng Yên mới có bộ phận phục vụ, trong khi tại cơ sở chính ở Hà Nội, công nhân chính vẫn phải tự lấy nguyên nhiên vật liệu tại kho. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới năng suất lao động, từ đó, dẫn tới ảnh hưởng tới công tác
định mức lao động. Đây là điểm mà Nhà máy cần quan tâm để cải thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.
2.2.2. Lao động
Con người là nhân tố chính trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, chất lượng người lao động sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động lao động. Đối với công tác định mức lao động, chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và áp dụng mức. Chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng nên những mức lao động tiên tiến, đồng thời chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện để người lao động có khả năng hoàn thành và vượt mức quy định.
Để đánh giá chất lượng lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta phân tích 2 bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Thống kê lao động năm 2007
Loại lao động Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Cán bộ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học 55 14
Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng 7 2
Cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp 15 4
Công nhân kỹ thuật 288 75
Lao động phổ thông+ Lao động khác 20 5
Tổng số 385 100
(Nguồn: Phòng Nhân chính)
Bảng 2.6: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm 2007
Đơn vị: Người
STT Chuyên ngành Bậc công nhân
Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7
1 Sửa chữa ô tô+ máy gầm 7 7 3 4 3
2 Đệm 15 8 4 4 2
3 Tiện 2 12 5 0 5
4 Phay bào mài 3 5 4 4 2 5
5 Sơn+ đánh bóng 5 12 4 1 2 6 Rèn+ Đúc+ Nhiệt luyện 5 6 4 7 7 3 7 Hàn 2 6 15 4 3 2 8 Điện 0 10 7 17 4 1 9 Nguội+ Nội thất 0 9 4 11 6 4 10 Gò 2 10 2 4 5 Tổng số 41 75 60 45 35 32 (Nguồn: Phòng Nhân chính) Cấp bậc công nhân bình quân 41 75 60 45 35 32 4,19 7 32 6 35 5 45 4 60 3 75 2 41 = + + + + + × + × + × + × + × + × =
Trong tổng số 385 cán bộ công nhân viên của Nhà máy, số lao động trực tiếp là 308 người, chiếm tỷ lệ 80 %, số lao động gián tiếp 77 là nguời, chiếm tỷ lệ 20 %. Như vậy tỷ lệ lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp tại Nhà máy là 1/4. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý, Nhà máy cần tiếp tục duy trì và trên cơ sở đó, phát huy tối đa hiệu quả quản lý để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn nữa.
Như tính toán ở trên, cấp bậc công nhân trung bình của Nhà máy là 4,19- cấp bậc khá cao. Cho thấy công nhân tại Nhà máy có trình độ tay nghề tương đối tốt. Trong đó số công nhân bậc 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ cao nhất (48%). Với trình độ công nhân như vậy, Nhà máy có điều kiện rất tốt để thực hiện công tác định mức lao động.
Theo như các mức công việc hiện nay đang áp dụng tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta có thể nhận thấy các bước công việc chủ yếu là ở bậc 4, 5. Ta có thể thấy rõ điều này qua ví dụ bảng định mức cho sản phẩm xe ô tô Transinco AH B50 ở bảng 7
tại phần III, mục 3 của chương này. Kinh nghiệm cho thấy, khi cấp bậc công nhân bằng hoặc nhỏ hơn cấp bậc công việc 1 bậc thì cấp bậc công nhân được gọi là phù hợp với cấp bậc công việc. Từ thực tế cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc tại Nhà máy, ta thấy có sự phù hợp giữa hai loại cấp bậc này. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mức.
2.2.3. Sản phẩm
Có thể nói sản phẩm chính là đối tượng của công tác định mức vì các mức xây dựng nên đều phải dựa trên cơ sở phân tích các đặc tính sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp, đa dạng thì càng đỏi hỏi nhiều thời gian, công sức cho việc định mức.
Hiện tại, sản phẩm của Nhà máy sản xuất ô tô có 2 dạng,bao gồm:
- Sản phẩm cơ khí đơn thuần: Đây là dạng sản phẩm nhỏ lẻ, các bước công nghệ ngắn, ít, dễ thao tác trên các công cụ hiện có của nhà máy. Có thể kể đến như các chi tiết của xe máy, chỉ bao gồm một vài nguyên công. Loại sản phẩm này rất dễ dàng cho công tác định mức do tính chất đơn giản.
- Sản phẩm mang tính chất tổng hợp: Đây là loại sản phẩm phụ thuôc cả vào trình độ tay nghề của người công nhân hay sản phẩm mang tính tập thể. Đối với loại sản phẩm này, công tác định mức rất phức tạp, khó xác định. Một số sản phẩm tiêu biểu của loại này như các sản phẩm về sơn, gò ô tô.
Với nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của Nhà máy là sản xuất ô tô, với nhiều kích cỡ, chủng loại khác nhau, lượng sản phẩm loại 2 là rất lớn. Do đó, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ làm công tác định mức đầy đủ về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đảm đương được công việc cần thực hiện.
2.2.4. Quy trình công nghệ
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy là một hoạt động liên