Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 86 - 111)

Thanh liên kết mảng đầu và sườn 1,37 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 0,93

Thanh cong liền sườn xe 1

Thanh cột sườn xe phía đầu 1,07

Thanh cột sườn xe phía sau 0,96

Bằng phương pháp phân tích khảo sát đã trình bày ở trên, ta có thể xác định được mức thời gian cho bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe, giả sử là 10 phút.

Như vậy, theo như phương pháp so sánh điển hình đã trình bày, mức của các bước công việc sản xuất các chi tiết trong nhóm sẽ là:

Thanh liên kết mảng đầu và sườn : Mtg= 10 x 1,37 = 13,7 (phút) Thanh cong trên ba đờ sốc sau : Mtg= 10 x 0,93 = 9,3 (phút) Thanh cột sườn xe phía đầu : Mtg=10 x 1,07 =10,7 (phút)

Thanh cột sườn xe phía sau : Mtg=10 x 0,96 = 9,6 (phút)

3.4. Hoàn thiện công tác quản lý mức

Hiệu quả của công tác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý mức của doanh nghiệp, tức là đưa các mức xây dựng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức.

3.4.1. Đưa mức vào sản xuất

Vai trò của việc xây dựng mức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các mức được xây dựng nên chưa hẳn đã được đưa trót lọt, kịp thời vào sản xuất nếu chưa đủ sức thuyết phục khiến công nhân chưa được chuẩn bị sẵn sảng hoặc chưa có nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ, chưa được tạo điều kiện để thực hiện mức có chất lượng cao.

Để thực hiện tốt việc đưa mức vào sản xuất, ta có thể thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: Khi đưa một mức mới vào sản xuất, cần có những cuộc họp phổ biến, giải thích, phân tích, báo cáo trước công nhân rõ về những mức sẽ được áp

dụng; thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất phải có sự thống nhất giữa bộ phận định mức với các quản đốc phân xưởng.

Thứ hai: Khi quyết định ban hành mức, cán bộ lãnh đạo sản xuất, Nhà máy cần tạo đủ điều kiện để công nhân có thể thực hiện được mức. Nếu là những mức mới, xây dựng cho những công việc mới đưa vào sản xuất, công nhân có thể chưa có kinh nghiệm, Nhà máy nên để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời hạn 3 tháng để công nhân có thời gian làm quen. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không hoàn thành mức, thu nhập bị giảm sút so với khi làm mức cũ thì Nhà máy nên có chính sách bù lương bằng hoặc cao hơn mức thu nhập cũ.

Thứ ba: Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân vẫn chưa thể làm quen với mức mới thì có thể kéo dài thêm thời gian tạm thời cho đến khi công nhân hoàn thành được mức. Ngược lại, nếu chưa hết thời gian tạm thời mà công nhân đã có thể hoàn thành tốt mức mới thì có thể sớm chuyển mức tạm thời sang mức chính thức.

3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện mức

Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện mức nhằm kiểm tra những sự chính xác của mức; phát hiện những mức sai, lạc hậu; phân tích khả năng thực hiện mức của công nhân, bộ phận, rút ra những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; phát hiện những tồn tại trong công tác định mức lao động, để ra biện pháp khắc phục; tìm ra những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân.

Để theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân, ta có thể sử dụng phương pháp chụp ảnh ca làm việc của công nhân rồi dùng số liệu thu thập được làm cơ sở để tổng hợp, phân tích, đánh giá.

Đối với việc theo dõi, phân tích tình hình thực hiện mức của cá nhân, ta có thể sử dụng các mẫu bảng như ở các phụ lục số 7, 8, 9, 10 và 11.

Đối với tổ/ nhóm, ta sẽ tiến hành phân tích với số liệu trung bình của các công nhân thực hiện cùng một bước công việc giống nhau. Phụ lục 12 là một mẫu bảng đề xuất để sử dụng cho việc theo dõi tình hình thực hiện mức của tổ/ nhóm. Có thể sử dụng các mẫu bảng tương tự như đối với của cá nhân nhưng với số liệu trung bình để phân tích tình hình thực hiện mức trung bình hay khả năng tăng năng suất lao động của tổ/ nhóm.

Việc thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức của phân xưởng là sự tổng hợp các số liệu thống kê, phân tích của các đơn vị nhỏ hơn là các tổ/ nhóm.

3.4.3. Xem lại và điều chỉnh mức

Mức lao động để giao việc cho công nhân là mức lao động rất cụ thể gắn liền với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Trong quá trình sản xuất, điều kiện tổ chức kỹ thuật luôn thay đổi nên mức lao động cũng phải được thường xuyên xem xét, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế.

Để thực hiện tốt công tác này, đơn vị cần lập kế hoạch sửa đổi mức hàng năm, hàng tháng và hàng quý căn cứ vào tình hình hoàn thành mức của công nhân trong thời kỳ trước. Trong kế hoạch phải ghi rõ: đơn vị sửa đổi mức, tên mức được sửa đổi, mức cũ, mức mới, khả năng tăng năng suất lao động, thời gian bắt đầu áp dụng mức mới…

Khi có mức mới cần sửa đổi, đơn vị có thể tiến hành xây dựng lại mức bằng phương pháp thích hợp. Trường hợp đặc biệt, với mức lao động nào đó mà tỷ lệ hoàn thành mức ở kỳ báo cáo quá cao ở so với kỳ kế hoạch hoặc có trang thiết bị kỹ thuật mới, đơn vị có thể tiến hành sửa đổi lại mức mới trên cơ sở so sánh các điều kiện tổ chức kỹ thuật của hai thời kỳ.

3.5. Hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất

Định mức lao động là cơ cở của tổ chức lao động khoa học, có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động của tổ chức lao động khoa học. Ngược lại, chính tổ chức lao động lại có tác dụng tạo điều kiện cho công tác định mức lao động được thực hiện một cách suôn sẻ, chính xác.

3.5.1. Nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân

Xây dựng mức là khâu quan trọng trong quá trình định mức, tuy nhiên, để công tác này thực sự có hiệu quả, cần có sự phối hợp từ phía chính những người công nhân sản xuất vì công nhân sản xuất là đối tượng thực hiện các mức được xây dựng, kết quả thực hiện mức của họ lại là cơ sở cho việc định mức của cán bộ chuyên môn. Công nhân có kỹ thuật sản xuất cao, ý thức lao động tốt sẽ đóng góp những phương pháp sản xuất tiên tiến, là cơ sở để xây dựng mức trung bình tiên tiến. Ngược lại, công nhân có kỹ thuật chưa tốt, ý thức kém sẽ không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện mức mà còn gây khó khăn cho việc xây dựng mức.

Để nâng cao nhận thức cho công nhân, ban lãnh đạo cần có những buổi nói chuyện, tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác định mức đối với doanh nghiệp, về ảnh hưởng của định mức tới quyền lợi của chính bản thân người công nhân, cho họ thấy được rằng việc phấn đấu đạt, vượt mức, nâng cao năng suất lao động là điều kiện giúp họ nâng cao thu nhập.

Cùng với đó, cán bộ quản lý trực tiếp (các quản đốc, đốc công) cũng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở công nhân trong quá trình làm việc, tránh để xảy ra những lãng phí thời gian làm việc.

Để có một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao, Nhà máy nên có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề có uy tín, chất lượng để có được những các nhân giỏi, tay nghề cao. Bên cạnh đó, với lực lượng lao động hiện có, Nhà máy có thể cử công nhân theo học các khóa nâng cao tay nghề hay tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề tại chính Nhà máy; thường xuyên tổ chức các kỳ thi nâng bậc, nâng cấp; khuyến khích, động viên công nhân không tự ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

3.5.2. Hoàn thiện phân công, hợp tác lao động

Phân công lao động là quá trình bóc tách, cô lập các hoạt động lao động của quá trình hoạt động tổng thể của doanh nghiệp nói chung thành những chức năng nhiệm vụ lao động riêng rẽ, được thực hiện song song, đồng thời, phù hơp với mỗi người lao động hoặc nhóm người lao động.

Như vậy, việc phân công lao động đúng người, đúng việc hay không quyết định trực tiếp tới chất lượng thực hiện công việc. Phân công lao động giúp cho việc chuyên môn hóa lao động, thu hẹp phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian lao động đồng thời xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cho người lao động.

Để thực hiện tốt công tác này, yêu cầu cán bộ quản lý cần có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cẩn thận quy trình hoạt động của Nhà máy, đồng thời phải nắm rõ lĩnh vực, trình độ đào tạo của công nhân từ đó có sự bố trí phù hợp. Tùy vào mục đích, tích chất của quá trình sản xuất mà cán bộ quản lý có thể phân công lao động dựa trên các tiêu chí như chức năng, tính chất đối tượng quản lý, tính chất của quy trình công nghệ, theo mức độ phức tạp của công việc. Trong đó, việc bố trí công nhân phù hợp với mức độ công việc là một việc cần được đặc biệt chú ý. Kinh nghiệm cho thây, cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công việc là phù hợp.

Ngược với phân công lao động, hiệp tác lao động là quá trình kết hợp, phối hợp, liên kết những hoạt động lao động riêng rẽ do kết quả của phân công lao động để đảm bảo sự hài hòa, nhịp nhàng, tính đồng bộ, hệ thống của quá trình tổng thể nhằm đạt được mục đích đã định.

Hiệp tác lao động tốt là điều kiện để quá trình lao động được diễn ra một cách thuận lợi. Để công tác hiệp tác lao động đạt được kết quả tốt, yêu cầu cán bộ quản lý phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu thức về tâm sinh lý như điều kiện vệ sinh, tải trọng, sức chịu đựng; các yếu tố về xã hội học như tính phong phú, chủ động, sáng tạo của công việc hay các yếu tố về kinh tế như thời gian sản xuất… Nhờ việc nghiên cứu những yêu cầu, yếu tố đó, người quản lý có thể đưa ra những quyết định phù hợp để người công nhân được ở trong môi trường làm việc thuận lợi nhất, có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.

3.5.3. Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc

Phục vụ nơi làm việc là quá trình thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nơi làm việc như nhu cầu về sửa chữa, cung cấp nguyên- nhiên- vật liêtu, vận chuyên, năng lượng, kiểm tra, xây dựng cơ bản, phục vụ sản sinh hoạt văn hóa tại nơi làm việc.

Tình hình thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cho thấy, công tác phục vụ nơi làm việc hiện đã được Nhà máy có quan tâm, đầu tư, thể hiện ở việc đã có riêng một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này. Song, sự quan tâm và đầu tư đó cần phải được tăng cường hơn nữa. Mặc dù đã có bộ phận phục vụ, nhưng hoàn toàn ở cơ sở bên Hưng Yên, cơ sở ở Hà Nội không hề có. Đơn cử như ở tổ Tiện của phân xưởng cơ khí 1, hai công nhân tham gia việc chụp ảnh ngày làm việc là Vũ Minh Kế và Phan Trọng Toàn đều phải tự lấy nguyên liệu, dụng cụ từ kho, và khi hoàn thành sản phẩm, cũng phải sự thu dọn, giao nộp. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động. Đây là một tồn tại mà Nhà máy cần nhanh chóng khắc phục để có thể năng cao năng suất, chất lượng thực hiện công việc của công nhân, tạo điều kiện cho công tác định mức lao động.

KẾT LUẬN

Như vậy, cả lý luận lẫn thực tiễn đều đã chứng minh vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. Với tư cách là đề tài đầu tiên nghiên cứu về công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em hy vọng luận văn này sẽ ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. Thông qua luận văn, em đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến mức lao động.

- Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác định mức lao động. - Làm rõ vai trò của công tác định mức lao động đối với các doanh nghiệp nói chung và với Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng.

- Phân tích và đánh giá tình hình thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2; tìm ra các điểm mạnh cũng như các hạn chế còn tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.

Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô và những người người quan tâm đến đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn!

Giáo dục, Hà Nội, năm 1994.

2. Bộ môn Tổ chức lao động trường đại học Kinh tế quốc dân, “Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp”- NXB Giáo dục- 1994

3. ThS Nguyễn Vân Điểm& PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, năm 2007.

4. Nguyễn Hiến Lê , “Tổ chức công việc theo khoa học”, NXB Đồng Tháp, năm 1989.

5. TS. Vũ Thị Mai , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học.

6. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học. 7. Khoa Kinh tế và quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giáo trình “Quản lý Nhân lực trong doanh nghiệp”.

8. Tạp chí kinh tế và dự báo (Ủy ban kế hoạch hóa nhà nước), “Phương pháp xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật ở xí nghiệp”, năm 1991.

9. Tài liệu tập huấn về công tác định mức của Tạp chí Dự báo của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

10. Báo cáo Tài chính của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007.

11. Báo cáo Lao động- Thu nhập của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. 12. Báo cáo Cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007.

PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 17/3/2008

Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế

Bậc công nhân: 4/7

Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7

Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho;

phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ.

Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ

giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 86 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w