Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90012000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010.DOC (Trang 45 - 51)

T Đơn vị sản xuất bếp dầu Công suất

2.2.2.5Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long

duy trì một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn về:

+ Ánh sáng

+ Nhiệt độ

+ An toàn lao động cho công nhân…

Công ty có giao nhiệm vụ cho một đơn vị phụ trách về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về môi trường làm việc tại phân xưởng mình.

2.2.2.5 Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long TNHH Kim Khí Thăng Long

Hiện nay, công ty đã xây dựng một hệ thống các quy trình tạo ra sản xuất sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 như sau:

Hoạch định việc tạo ra sản phẩm

Công ty đã triển khai việc hoạch định tạo sản phẩm bằng cách thiết lập các Quy trình công nghệ, quy trình kiểm soát quá trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, đề cập tới:

−Các bước công nghệ

−Quy cách sản phẩm

−Hướng dẫn cụ thể

−Nhân lực, máy móc thiết bị cần thiết

−Các công đoạn kiểm tra

−Các hướng dẫn kiểm tra

−Quy định các hồ sơ cần lưu trữ.

phẩm là đầu ra của quá trình thiết kế.

Khâu thiết kế

Đặt mục tiêu thỏa mãn tối ưu khách hàng làm tiêu chí hàng đầu trong thiết kế sản phẩm. Vì vậy, đối với các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ, công ty tiến hành xem xét:

− Các yêu cầu do khách hàng đưa ra hoặc không được khách hàng đưa ra nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể hoặc dự kiến của sản phẩm

− Các yêu cầu pháp luật có liên quan đến sản phẩm

− Mọi yêu cầu do công ty xác định

Sau khi xác định rõ các yêu cầu liên quan, phòng Vật tư kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xem xét để đảm bảo công ty có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu của khách hàng đều được lập thành văn bản.

Do đó, quá trình thiết kế của công ty cũng chính là quá trình thực hiện theo yêu cầu cụ thể của từng loại sản phẩm của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng là mấu chốt của việc cải tiến, đổi mới sản phẩm. Các chi tiết của sản phẩm tiêu dùng là sự cụ thể hóa những yêu cầu đã được xác định.

Viết thủ tục, lưu trữ hồ sơ thiết kế

Hỗ trợ nghiên cứu thị

trường

Hình 2.14: Sơ đồ chu kỳ thiết kế sản phẩm

(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)

Hoạt động đầu tiên của chu kỳ thiết kế sản phẩm là tập trung vào thiết kế và cải tiến sản phẩm dựa trên căn cứ vào khả năng sản xuất của thiết kế.

Khách hàng cung cấp những yêu cầu về sản phẩm, thông tin này do phòng kỹ thuật xử lí và chuyển thành các yêu cầu kỹ thuật thiết kế sản phẩm, những thông tin thiết kế mới và cải tiến được đưa lên Giám đốc Công ty và các bộ phận liên quan thống nhất lựa chọn. Sau khi mẫu được lựa chọn sẽ được đưa sang phòng thiết kế mẫu của Công ty thuộc phòng kỹ thuật để phân tích lựa chọn quy trình công nghệ, nguyên vật liệu thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét thiết kế lần cuối cùng: Cung cấp dữ liệu dùng để xác định các nguyên vật liệu hay dịch vụ có liên quan đến quá trình cụ thể và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.

Quy trình thiết kế sản phẩm có thể được minh họa qua sơ đồ sau:

Kiểm tra kỹ thuật và tính hợp lệ Kiểm tra tính hợp lệ của sản phẩm Chấp nhận quá trình Thiết kế mới và cải tiến sản phẩm

Viết thủ tục, lưu trữ hồ sơ thiết kế

Hỗ trợ nghiên cứu thị

trường

Hình 2.15: Thiết kế sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm

(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)

Khâu mua hàng

Mục tiêu của khâu này là đảm bảo việc cung cấp đúng số lượng, đúng chủng loại, và theo đúng yêu cầu chất lượng cho quá trình sản xuất của công ty…Do đó, để thực hiện điều này, Công ty đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể nhằm quản lý hiệu quả trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như:

Nhu cầu KH

Nhu cầu thị trường

KT các thông số kỹ thuật của sản phẩm

Chọn mẫu thiết kế Sản xuất thử Kiểm định các thông số kỹ thuật đánh giá bởi khách hàng Sản xuất đại trà

Viết thủ tục, lưu trữ hồ sơ thiết kế

Hỗ trợ nghiên cứu thị trường Cung cấp NVL Hỗ trợ kỹ thuật Phân tích các

− Tổ chức các cuộc họp với các bên cung cấp nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng.

− Ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp chính.

− Hợp đồng cụ thể với bên cung cấp các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu.

− Bộ phận cung tiêu có trách nhiệm kiểm soát quá trình cung cấp theo từng hợp đồng. Việc đánh giá kết quả hoạt động cung cấp dựa vào kết quả, chất lượng nguyên vật liêu, thời gian giao hàng, giá cả…

− Bộ phận QC có trách nhiệm kiểm tra đánh giá nguyên vật liệu đầu vào.

− Đối với công tác kiểm tra:

+ Toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào đều được kiểm tra về độ dày, chất lượng bề mặt, ký hiệu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm tra các bán thành phẩm gia công bên ngoài và kiểm tra khuôn mẫu theo định kỳ.

+ Kiểm tra độ cứng khuôn và độ bóng của kết cấu khuôn xoong INOX, kiểm tra độ chắc của mối hàn.

+ Kiểm tra tính cơ lý của vật liệu theo phương pháp thủ công và kinh nghiệm như: Độ dài, chiều dầy và ký hiệu vật tư.

+ Thành phẩm được kiểm tra 100% đạt yêu cầu, đóng dấu KCS vào nơi quy định của sản phẩm, nếu không đạt sẽ phân loại và lập biên bản xử lý, nếu sửa chữa được kiểm tra lại, nếu không sửa chữa được sẽ hủy. Tất cả sản phẩm qua kiểm tra đều phải lưu giữ kết quả kiểm tra và do phong QC đảm nhận.

Khâu sản xuất

− Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra cho từng chi tiết sản phẩm.

− Xây dựng bản hướng dẫn kiểm tra chất lượng từng công đoạn.

− Xây dựng tiêu chuẩn công việc, hình vẽ và sơ đồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khâu vận chuyển, phân phối tiêu dùng

Vận chuyển phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng rất quan trọng đặc biệt khi mà mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, vấn đề phân phối cung cấp sản phẩm đúng

thời gian, đúng chất lượng theo yêu quyết định đến khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần và mở rộng thị trường của Công ty. Công ty đã tiến hành:

− Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ.

− Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

− Lựa chọn nhóm sản phẩm truyền thống, xuất khẩu…phù hợp với từng thị trường khác nhau.

− Quản lý mối quan hệ với khách hàng thông qua:

+ Cách tiếp nhận khách hàng: Khách hàng liên hệ qua nhân viên bán hàng, khách hàng sẽ được thông tin gặp người đại diện của Công ty để giải quyết theo yêu cầu. Khách hàng chính được lập danh sách trong danh mục điện thoại của Công ty. Sản phẩm của doanh nghiệp đều được ghi rõ địa chỉ, tạo thuận lợi trong việc liên hệ giải đáp và thông tin ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng.

+ Tiếp thu và xử lý các khiếu lại của khách hàng: Tất cả khiếu lại được ghi vào hệ thống thông tin dữ liệu và chuyển đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Các khiếu lại cấp bách sẽ được chuyển ngay đến bộ phận QC đảm nhận và xử lý.

+ Tổ chức hoạt động theo sát khách hàng.

+ Đánh giá và cải tiến mối quan hệ với khách hàng: Cải tiến chất lượng dịch vụ, tổng hợp và sử dụng ý kiến khách hàng, tích lũy ý kiến, kiến thức về khách hàng. Nắm bắt sự thỏa mãn cũng như thái độ của khách hàng và nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

+ Có chính sách bảo hành đối với sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.

Khâu kiểm soát chất lượng

Trong quá trình hoạt động quản lý chất lượng Công ty luôn coi trọng việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát chất lượng như: Đánh giá kế hoạch chất lượng phát hiện những tồn tại và hạn chế cần khắc phục và điều chỉnh kịp thời. Và đánh giá việc tuân thủ kế hoạch chất lượng. Về vấn đề quản lý và kiểm tra cụ thể như:

− Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện ngay từ khâu đưa vật tư vào do các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm (QC) phát hiện và xử lý ngay những khuyết tật.

− Bán thành phẩm từ khu vực này chuyển sang khu vực khác được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra cuối cùng viết phiếu thừa nhận để nhập kho.

− Khâu kiểm tra thành phẩm cuối cùng kiểm tra 100% theo tiêu chuẩn chất lượng.

− Tất cả quy trình sản xuất đều được xây dựng theo tiêu chuẩn kiểm tra, quy trình kiểm tra, hưỡng dẫn công khai việc kiểm tra, lưu trữ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm.

− Xây dựng mô hình kiểm tra chất lượng, tỷ lệ sai hỏng đến tận nguyên công, làm nhiều đồ gá kiểm, dưỡng kiểm phát hiện đến tận máy cho công nhân tự kiểm. (Sơ đồ quản lý và kiểm soát các quá trình của công ty có thể được tham khảo ở Phụ lục 8)

Để tiến hành kiểm soát chất lượng đạt được hiệu lực và hiệu quả cao, một số công cụ thống kê trong quản lý chất lượng đã được công ty áp dụng như:

+ Sơ đồ lưu trình: Nhận biết, phân tích quá trình, phát hiện các hoạt động thừa, các hạn chế để loại bỏ kịp thời.

+ Sơ đồ xương cá: Tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng để tìm cách khắc phục.

+ Biểu đồ Pareto: Xác định những vấn đề nào được ưu tiên giải quyết trước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90012000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010.DOC (Trang 45 - 51)