Chính sách thống trị thời chiến của Pháp-Nhật ở Đông Dương

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 54 - 55)

III. Đảng lãnh đạo Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)

1.Chính sách thống trị thời chiến của Pháp-Nhật ở Đông Dương

Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tiến công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp vào vòng chiến. Chính phủ Đalađiê (Daladier) thi hành một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở

thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngày 4-1-1940, Toàn quyền Đông Dương Catơru (George Catroux) tuyên bố: "Chúng ta đánh toàn diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp. Chúng ta không có quyền không thắng". Bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản

Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội ái hữu, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập

đông người.

Tháng 6-1940, Đức tiến công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Tháng 6- 1941, Đức tiến công Liên Xô. ở Đông Dương bọn thực dân Pháp thi hành một chính sách thời chiến rất phản động. Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản

Đông Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi. Chúng ban bố

lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy" nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc. Hơn 7 vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡđạn. Chính sách phản động trên đây của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào một cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt hơn.

Tháng 9-1940, phátxít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm cho nhân dân ta phải chịu cảnh "một

cổ hai tròng".

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 54 - 55)