Đảng lãnh đạo phong trào chống Pháp-Nhật, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang (1940-1945)

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 58 - 63)

III. Đảng lãnh đạo Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)

3.Đảng lãnh đạo phong trào chống Pháp-Nhật, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang (1940-1945)

cho cuc khi nghĩa vũ trang (1940-1945)

Từ giữa năm 1941 trởđi, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn ra rất căng thẳng. Tháng 6-1941, phát xít Đức bội ước, tiến công Liên Xô. Tháng 12-1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. ở Đông Dương, Pháp-Nhật tiếp tục đẩy mạnh khủng bố phong trào cách mạng quần chúng và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 26-

1, 2. Sđd, tr. 113, 131-132.

8-1941, thực dân Pháp xử bắn Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai tại Hóc Môn, Gia Định. Lê Hồng Phong hy sinh trong nhà tù Côn Đảo. Nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng của Đảng và Mặt trận Việt Minh bị Pháp-Nhật bắt giam hoặc giết hại trong thời gian đó. Tháng 8-1942, Nguyễn ái Quốc trên đường đi công tác ở Trung Quốc cũng bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giữ hơn một năm (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943). Trước quân thù tàn bạo, các chiến sĩ cộng sản đã nêu cao ý chí kiên cường bất khuất và tin tưởng vững chắc vào thắng lợi tất yếu của cách mạng.

Tháng 12-1941, Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác tổ chức, tăng cường kiện toàn các tổ chức đảng và phát triển tổ chức quần chúng bằng nhiều hình thức thích hợp. "Tổ chức của Đảng cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt. Còn những tổ chức quần chúng cần phải rộng rãi, nhẹ nhàng"1. Chỉ thị nhắc nhởđảng viên phải "tỉnh táo nhận xét tình thế, một khi thời cuộc biến đổi, những điều kiện mới xuất hiện, vấn đề giành chính quyền đã đặt ra trước mắt, thì phải lập tức thay đổi những hình thức tổ chức cho thích hợp với phong trào tranh đấu giải phóng đặng kịp thời triệu tập quần chúng chung quanh Đảng đánh đuổi quân cướp nước Pháp, Nhật"2.

Cũng trong tháng 12-1941, Trung ương ra thông cáo Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng. Thông cáo chỉ rõ các đảng bộđịa phương cần phải vận động nhân dân đấu tranh chống địch bắt lính, bắt phu, chống cướp đoạt tài sản của nhân dân, đòi tăng lương, bớt giờ làm cho công nhân, củng cố và mở rộng các đội tự vệ cứu quốc, thành lập các tiểu tổ du kích để tiến lên thành lập đội du kích chính thức, mở rộng cơ sở quần chúng và lực lượng vũ trang ở các khu du kích tiến lên phát

động khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng và các chỉ

thị tiếp theo, các cấp bộđảng và Mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức cứu quốc của quần chúng, phát triển lực lượng chính trị và phong trào

đấu tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị, xây dựng các căn cứđịa cách mạng, tiến hành vũ trang cho quần chúng cách mạng, củng cố và phát triển lực lượng du kích.

Ngày 25-10-1941 Việt Minh công bố Tuyên ngôn với đồng bào cả nước: "Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời". Bản Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm có 44 điều cụ thể để thực hiện hai điều cơ bản mà toàn thểđồng bào mong

ước là làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dân Việt Nam được sung sướng tự do. Chương trình Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân, nên được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Cơ sở Việt Minh lần lượt được xây dựng ở nhiều địa phương. Tại Cao Bằng, có nhiều xã và tổng hầu như toàn dân đã tham gia vào hội cứu quốc. Năm 1941, Nguyễn ái Quốc quyết định thành lập đội vũ trang ở Cao Bằng để thúc đẩy việc phát triển cơ sở chính trị và chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, phong trào vũ trang toàn dân phát triển mạnh mẽ. Cao Bằng đã trở thành một căn cứ địa cách mạng, một địa bàn điển hình về xây

dựng và phát triển lực lượng, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân.

Dưới sự chỉđạo trực tiếp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Đội du kích Bắc Sơn được duy trì và đổi tên là Cứu quốc quân. Để chống lại âm mưu càn quét của thực dân Pháp, Thường vụ Trung ương Đảng chỉ đạo Cứu quốc quân bám sát quần chúng, kiên trì cuộc chiến đấu chống địch khủng bố, giữ gìn lực lượng, cổ vũ phong trào quần chúng trong cả nước. Sau 8 tháng hoạt động gian khổ, một bộ phận Cứu quốc quân vượt ra khỏi vòng vây của địch, rút lên biên giới phía Bắc, nhưng giữa đường đi bịđịch phục kích, Cứu quốc quân bị tổn thất nặng. Bộ phận Cứu quốc quân còn lại đã phân tán lực lượng hoạt động tại chỗ, tích cực mở rộng địa bàn, vận động quần chúng, phát triển cơ

sở chính trị.

Đồng thời với việc xây dựng lực lượng chính trị và từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập căn cứ địa cách mạng, Đảng tích cực chăm lo xây dựng Đảng và củng cố tổ chức đảng, khắc phục bè phái, làm cho hàng ngũ Đảng được thống nhất và trong sạch. Để cung cấp cán bộ cho phong trào yêu nước đang phát triển, Đảng mở

nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày nhằm đào tạo cán bộ về chính trị, quân sự, binh vận. Thực hiện chỉ thị của Đảng, nhiều cán bộ đảng viên bịđịch bắt giam trong các nhà tù Sơn La, Chợ Chu, Buôn Ma Thuột đã vượt ngục về địa phương tham gia lãnh đạo phong trào.

Từ sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phong trào cách mạng nước ta đang trên đà phát triển. Trên thế giới, quân đội Xô viết đang chuyển sang phản công quân Đức trên nhiều mặt trận và giành thắng lợi lớn trong trận Xtalingrát (2- 1943). Phong trào chống phátxít của nhân dân các nước Pháp, Italia, Nam Tư, Bungari, Tiệp Khắc*, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Miến Điện**, Philíppin đang trên đà phát triển. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc nổi dậy giành độc lập ngày càng

đến gần.

Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) bàn việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và xúc tiến việc chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị nhận xét rằng phong trào Việt Minh đã phát triển, song phong trào ởđô thị còn yếu. Phong trào công nhân không được mạnh và rộng rãi tương xứng với vị trí của giai cấp đó, đồng thời còn thiếu một "phong trào cách mạng quốc gia tư sản và phong trào thanh niên học sinh"1.

Hội nghị đề ra những biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào quần chúng rộng rãi và đều khắp, đặc biệt chú trọng đến công tác công vận, xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân, nhất là ở các thành phố lớn, nhằm chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa trong tương lai có thể nổ ra ở những trung tâm đầu não của quân thù, làm cho chúng bị tê liệt, bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước. Đồng thời phải chú trọng mở rộng phong trào cách mạng trong thanh niên, học sinh, trí thức, nhằm

* Nay tách thành hai nước: Séc và Xlôvakia. ** Nay là Mianma.

làm cho cuộc khởi nghĩa mang tính chất toàn dân.

Hội nghị chủ trương xúc tiến cuộc vận động thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ởĐông Dương để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù bằng cách tranh thủ bắt tay có điều kiện với những ngoại kiều ởĐông Dương có tinh thần chống phátxít Pháp-Nhật, chủ yếu là những người Pháp thuộc phái Đờ Gôn và Hoa kiều chống Nhật.

Nhận định về chiều hướng phát triển của phong trào cách mạng dưới ách thống trị

của Pháp-Nhật, Hội nghị cho rằng "phong trào cách mạng Đông Dương có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao". Hội nghị quyết định phải khẩn trương hơn nữa trong việc chuẩn bị khởi nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám (tháng 5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phải "đặt mình vào tình thế khẩn cấp", coi việc "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại"1. Hội nghị vạch ra một kế hoạch thúc đẩy việc chuẩn bị đầy đủ về

mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa sắp đến.

Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị nhấn mạnh rằng chính sách lập mặt trận của

Đảng càng rộng thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải vững chắc. Cho nên cần phải kịp thời củng cốĐảng về mọi phương diện, làm cho Đảng được mạnh mẽ và trong sạch, phải đề phòng bọn khiêu khích chui vào Đảng, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên.

Từ năm 1943 đến 1945, phong trào cách mạng phát triển ngày càng mạnh và đều khắp. ở Bắc Kỳ, hầu hết các đảng bộđịa phương đã lãnh đạo xây dựng được các tổ chức cứu quốc ở hầu khắp các vùng ở nông thôn và đô thị. Tại Hà Nội, tổ chức Việt Minh

được thành lập trong nhiều nhà máy, trường học, đường phố. Nhiều cuộc bãi công đòi tăng lương của công nhân đã nổ ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Nam Định... Phong trào đấu tranh chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu, chống bắt phu, bắt lính, chống thu thóc tạ... lôi cuốn nông dân tham gia ngày càng đông đảo. Phong trào Việt Minh ở các tỉnh miền Trung cũng trên đà phát triển mạnh trong nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở Nam Kỳ, phong trào cách mạng phục hồi, hệ thống tổ chức đảng được xây dựng lại ở nhiều địa phương. Tổ chức Việt Minh đã có cơ sởở Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh. Hàng chục cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra tại Sài Gòn.

Phong trào thanh niên, học sinh, trí thức ở thành phố bắt đầu phát triển khiến cho bọn đế quốc phátxít Pháp-Nhật lo sợ. Bên cạnh thủđoạn bạo lực đàn áp, chúng tích cực dùng nhiều thủ đoạn chính trị, văn hóa rất xảo quyệt để ngăn chặn phong trào thanh niên, trí thức. Phátxít Nhật ra sức tuyên truyền thuyết "Đại Đông á", thuyết "Khu vực thịnh vượng chung". Chúng mở trường dạy tiếng Nhật, tổ chức triển lãm, chiếu phim, phát hành báo chí gây tâm lý sợ Nhật và phục Nhật.

Đảng đã đẩy mạnh hoạt động chống lại những nọc độc văn hóa tư tưởng phản

động của Pháp-Nhật và tay sai, tuyên truyền đường lối cứu nước của Đảng, cổ vũ quần

chúng lên trận tuyến cách mạng. Báo chí cách mạng là một vũ khí sắc bén trong công tác này. Đảng và Việt Minh cho xuất bản các báo: Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Bãi Sậy, Đuổi giặc nước, Tiền phong, Kèn gọi lính, Quân giải phóng, Kháng địch, Độc lập, v.v.. Trong các nhà tù các chiến sĩ cách mạng cũng cho ra báo Suối reo (Sơn La), Bình Minh (Hòa Bình), Thông reo (Chợ Chu), Dòng sông Công (Bá Vân)...

Trên văn đàn công khai lúc đó xuất hiện xu hướng cải lương, bi quan, yếm thế. Một số tác phẩm tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng chưa có phương hướng đấu tranh rõ rệt. Đảng chủ trương phái cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa để gây một phong trào văn hóa tiến bộ, sử dụng các hình thức công khai hoặc nửa công khai để tập hợp các nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ...

Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. Bản đề cương khẳng

định văn hóa là một trong ba mặt trận cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nhiệm vụ của các nhà văn hóa yêu nước và cách mạng là phải chống lại văn hóa nô dịch, ngu dân của bọn phátxít và tay sai, tiến tới xây dựng trong tương lai một nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.

Cuối năm 1944, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam ra đời, thu hút trí thức và các nhà hoạt động văn hóa vào trận tuyến đấu tranh vì một nền văn hóa mới, vì sự nghiệp chống Pháp-Nhật, giành độc lập, tự do.

Đảng vận động và giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước và tiến bộ thành lập

Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6-1944), một chính đảng của tư sản dân tộc và trí thức yêu nước, tiến bộ. Đảng này tham gia Mặt trận Việt Minh và tích cực hoạt động, góp phần mở rộng thêm khối đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm mưu chia rẽ và lôi kéo tư

sản dân tộc và trí thức của phátxít Nhật và tay sai.

Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt, lính Pháp và lê dương. Từ Trung ương đến các địa phương đều có tổ chức ban binh vận. Đảng đã cử

người liên lạc với những người thuộc phái tả của Đảng Xã hội Pháp trong quân đội lê dương, trong công chức Pháp ở Việt Nam và cả những người Pháp thuộc phái Đờ Gôn ở Đông Dương để thực hiện một liên minh chống phátxít. Song do bản chất thực dân ngoan cố và sợ Nhật của những người theo phái Đờ Gôn nên chủ trương liên minh đó của Đảng không có kết quả.

Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng rất chú trọng xây dựng và phát triển các căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang. ở trung tâm Bắc Sơn-Vũ Nhai, Cứu quốc quân tích cực tiến hành công tác tuyên truyền vũ trang, gây cơ

sở chính trị, mở rộng khu căn cứ ra nhiều huyện thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên... lực lượng cứu quốc quân phát triển thêm một trung đội.

Về phía trung tâm Cao Bằng, phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ. Khu căn cứ được mở rộng sang các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Các đoàn xung phong Nam tiến hoạt động mạnh, phát triển cơ sở chính trị quần chúng trong các dân tộc thiểu số, đánh thông đường liên lạc bằng một hành lang chính trị nối liền hai khu căn cứ Cao

Bằng và Bắc Sơn-Võ Nhai (cuối năm 1943), chuẩn bị cho sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc về sau.

Từ giữa năm 1944, tình hình trong nước và trên thế giới phát triển mau lẹ. Cuộc chiến tranh chống phátxít sắp bước vào giai đoạn kết thúc, Quân đội Xôviết đang phản công quân Đức trên nhiều mặt trận. Căn cứ vào chủ trương của Đảng, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa và ra lời kêu gọi nhân dân "sắm vũ khí! đuổi kẻ thù chung!". Không khí chuẩn bị cho khởi nghĩa sôi nổi trong khu căn cứ.

Tháng 10-1944, đế quốc Pháp mở cuộc càn quét lớn vào Vũ Nhai (Thái Nguyên), cấp ủy đảng địa phương phát động quần chúng khởi nghĩa ngoài kế hoạch của Trung

ương, làm cho lực lượng cách mạng ở đây gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị tổn thất lớn. Ban Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời phê phán hoạt động thiếu cân nhắc, làm bộc lộ lực lượng quá sớm, tự hãm mình vào thế bị cô lập. Trung ương Đảng quyết định phải chuyển hướng hoạt động ngay để bảo toàn lực lượng.

ở Cao - Bắc - Lạng, trong không khí cách mạng sục sôi, cấp ủy địa phương gấp rút chuẩn bị phát động chiến tranh du kích trong phạm vi ba tỉnh. Lúc đó, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở lại Cao Bằng. Người kịp thời quyết định đình chỉ việc phát động chiến tranh du kích trên quy mô rộng lớn đó vì điều kiện trong cả nước chưa chín muồi, giúp cho Cao - Bắc - Lạng tránh khỏi những tổn thất lớn. Người chỉ rõ: "Bây giờ thời kỳ

cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủđểđẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 58 - 63)