Ih ội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 154 - 157)

II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 2006)

a)ih ội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Đại hội họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991 tại Hà Nội. (Đại hội họp nội bộ từ

ngày 22 đến ngày 17-6-1991). DựĐại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai triệu

đảng viên cả nước. Các đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản Cuba và nhiều khách quốc tếđã đến tham dự.

Đại hội VII họp trong bối cảnh trên phạm vi thế giới đang diễn ra cuộc tấn công quyết liệt của các thế lực đế quốc và phản động vào các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, nhằm tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng mọi thủ đoạn thâm

độc. Cuộc khủng hoảng toàn diện trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu dẫn đến sự

sụp đổ của chếđộ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước (1989-1990). Chếđộ xã hội chủ nghĩa

bất lợi cho cách mạng thế giới. ở trong nước, sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội có những biến chuyển đáng kể, song vẫn chưa thoát khỏi được khủng hoảng. Bối cảnh trên đây đặt ra cho Đại hội lần này một nhiệm vụ hết sức nặng nề: phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối đểđưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương về các văn kiện Đại hội VII. Đại hội đã thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn

định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây dựng

Đảng và sửa đổi Điều lệĐảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội thông qua đã trình bày: Đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên năm bài học kinh nghiệm lớn; quá độđi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Cương lĩnhđã trình bày quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ; những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chếđộ

công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉđạo quá trình xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc:

1. Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại; phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

3. Thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

4. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. 5. Thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc.

6. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

7. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ

bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.

Cương lĩnh đã nêu những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh nêu rõ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước Việt Nam trong giai

đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủđi đôi với kỷ

luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.

- Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống đó. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ

chức cơ bản. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về

chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên, v.v... Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 ghi rõ mục tiêu phát triển là phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ

áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và các chính sách lớn của Đảng cũng đã được ghi rõ trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội đã khẳng định công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, song còn nhiều khó khăn, yếu kém, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiều vấn

đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết và nêu ra năm bài học bước đầu về đổi mới.

Báo cáo chính trịnêu những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm (1991- 1995) với mục tiêu tổng quát là vượt khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ

bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong những năm 1991 - 1995 là tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích luỹ từ nền kinh tế quốc dân; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của Nhà nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.

Báo cáo về xây dựng Đảng xác định nhiệm vụđổi mới và chỉnh đốn Đảng là: Phát huy truyền thống cách mạng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới công tác quần chúng, bảo đảm cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi), trong đó: khẳng định cùng với chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành

động của Đảng.

Đại hội đã bầu 146 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trọng trách là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.

Đại hội VII của Đảng là "Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương -

đoàn kết". Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với

đặc điểm của Việt Nam và những giải pháp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đã củng cố thêm niềm tin tưởng của nhân dân đối với công cuộc

đổi mới.

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 154 - 157)