Trường Chinh: Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968, tr

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 38 - 42)

I. Đảng lãnh đạo Phong trào cách mạng 1930-

2. Trường Chinh: Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968, tr

nào"3. Tháng 4-1931 Tổng Bí thư Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Tháng 6-1931, Nguyễn ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hương Cảng. Theo niên biểu thống kê

Đông Dương, từ năm 1930 đến năm 1933, thực dân Pháp đã bắt giam 246.532 người. Tòa án các cấp của chính quyền thực dân liên tục tổ chức các phiên tòa để xét xử các

đảng viên cộng sản. Năm 1930-1931, ở Bắc Kỳ, địch đã xét 1.094 án, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai, 420 án đày biệt xứ. Tháng 5-1933, ở Sài Gòn, địch xử 8 án tử

hình, 19 án tù chung thân, gần 100 án khổ sai, đày đi biệt xứ.

Thực dân Pháp còn thi hành nhiều thủ đoạn nham hiểm về chính trị và xã hội để

lừa bịp quần chúng. Tháng 6-1931, chúng nặn ra cái gọi là "ủy ban điều tra" để nghiên cứu tình hình và đề ra dự kiến cải cách chếđộ thuộc địa. Năm 1933, Pháp đưa Bảo Đại

ở Pháp về nước với một chương trình mà bộ máy thực dân tuyên truyền rùm beng là một cuộc cải cách lớn của chính phủ Nam triều, lập nội các mới, cải tổ giáo dục sơ học, cải tổ ngành tư pháp bản xứ.

Trong cuộc đọ sức cực kỳ nguy hiểm đối với kẻ thù, Đảng đã kiên trì giữ vững

đường lối cách mạng. Trong nhà tù đế quốc, cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn. Các đảng viên của Đảng nêu cao khí tiết của người cộng sản, kiên quyết chiến đấu đến hơi thở

cuối cùng, bảo vệĐảng, bảo vệ cách mạng. Bằng trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động cách mạng của mình, lại được ủng hộ của các tổ chức cách mạng quốc tế, với sự giúp đỡ tận tình của luật sư Lôdơbai cùng một số luật sư tiến bộ người Anh, Nguyễn ái Quốc thoát khỏi nhà tù thực dân. Tổng Bí thư Trần Phú bịđịch tra tấn rất dã man, chết đi sống lại nhiều lần, song luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng. Trước khi hy sinh, đồng chí còn căn dặn các đồng chí của mình trong tù "hãy giữ vững chí khí chiến đấu!". Nằm trong xà lim án chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn tập trung trí tuệ, tranh thủ viết bản tổng kết công tác vận động công nhân để truyền lại kinh nghiệm đấu tranh cho các đảng viên của

Đảng. Người thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng trước lúc hy sinh khẳng khái nói thẳng trước mặt quân thù: "con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng". Những đảng viên cộng sản trong các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Vinh, Hải Phòng, Côn Đảo, v.v., bí mật thành lập các chi bộ đảng trong nhà tù. Các tù chính trị đấu tranh chống khủng bố, chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện sinh hoạt... Cuộc đấu tranh phản đối án tử hình Lý Tự Trọng nổ ra ở Khám Lớn (11-1931) gây náo động cả thành phố Sài Gòn. Anh chị em tù ở Hỏa Lò tuyệt thực phản đối vụ án tử hình Nguyễn Đức Cảnh. Cuộc đấu tranh chống chếđộ nhà tù hà khắc ở Kon Tum đã diễn ra đẫm máu... Trước tinh thần đấu tranh kiên quyết của anh chị em tù chính trị,

địch buộc phải thay đổi ít nhiều chếđộ lao tù dã man. Chi bộ nhà tù còn tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho đảng viên về lý luận Mác-Lênin, vềđường lối cách mạng, về kinh nghiệm vận động cách mạng, tổ chức học quân sự, văn hóa, ngoại ngữ, v.v.. Nhiều tài liệu huấn luyện đảng viên được biên soạn ngay trong nhà tù như: Chủ nghĩa duy vật lịch sử , Gia đình và Tổ quốc, Lịch sử tóm tắt ba tổ chức quốc tế (chủ yếu là Quốc tế Cộng sản), Những vấn đề cơ bản của cách mạng Đông Dương. Một số tác phẩm của Mác và của Lênin như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Làm gì? Bệnh ấu trĩ "tả

khuynh" trong phong trào cộng sản, Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội, trong cách mạng dân chủ v.v., được dịch tóm tắt ra tiếng Việt.

Các chi bộ đảng trong nhà tù còn ra báo bí mật để phục vụ việc học tập và đấu tranh tư tưởng. ở nhà tù Hỏa Lò, có các tờ báo Đuốc đưa đườngCon đường chính. ở

Côn Đảo, có báo Người tù đỏ và tạp chí ý kiến chung. Các đảng viên cộng sản ở nhà tù Hỏa Lò và Côn Đảo đã phê phán những quan điểm sai lầm về chính trị, tổ chức và phương pháp hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, làm cho hàng ngũ của Việt Nam Quốc dân Đảng bị phân hóa. Một số người đã chuyển sang hàng ngũĐảng Cộng sản.

Nhà tù của đế quốc với những người cộng sản thật sự trở thành một trường học cách mạng, một trận tuyến đấu tranh với kẻ thù, một nơi rèn luyện thử thách cán bộ của

Đảng. Nhận định về hoạt động của Đảng trong nhà tù, Hồ Chí Minh nói: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trởđược bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở

nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua"1.

Bảo vệ và khôi phục hệ thống tổ chức Đảng là một cuộc đấu tranh rất gian khổ và quyết liệt của Đảng trong những năm 1931-1935. Tuy địch khủng bố, đánh phá ác liệt nhưng nhiều tổ chức cơ sở của Đảng vẫn được duy trì ở Hà Nội, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, v.v..

Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hầu hết ủy viên các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều người anh dũng hy sinh, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một sốđồng chí hoạt động ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng, công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, và các chương trình hành động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản đoàn.

Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 15-6-1932 khẳng

định: "Kinh nghiệm hai năm tranh đấu dạy ta rằng con đường giải phóng độc nhất chỉ là con đường võ trang tranh đấu của quần chúng thôi"1. Phương hướng chiến lược của cách mạng là: "Công nông Đông Dương dưới quyền chỉđạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo động thi hành cho được những nhiệm vụ sau này của cuộc cách mạng phản đế và điền địa, rồi sẽ cùng nhau giỏi bước tiến lên để đạt xã hội chủ nghĩa"2. Để

chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng

đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên

đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn, thực hiện sự kết hợp giữa những yêu cầu khẩn cấp trước mắt với những nhiệm vụ căn bản của cuộc cách mạng phản đế và điền

địa. Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng được vạch ra trong

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 3- 4.

Chương trình hành động là:

1. Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

2. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán hội đồng đề hình.

3. Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác. 4. Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.

Chương trình hành động của Đảng còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân như công nhân, nông dân, binh lính, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc thiểu số... Chương trình hành động vạch rõ: phải ra sức tuyên truyền rộng rãi các khẩu hiệu đấu tranh của

Đảng, phải mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, ra sức củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng của quần chúng, nhất là Công hội và Nông hội... Đặc biệt cần phải "gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến

đấu"1.

Chủ trương đấu tranh trước mắt do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng từng bước được khôi phục.

Dựa theo chương trình hành động, các tổ chức cơ sở của Đảng đã lợi dụng các hình thức tổ chức hợp pháp như các hội cày, cấy, gặt hái, đá bóng, đọc sách báo, hiếu hỉ để tập hợp quần chúng. Phong trào đấu tranh của quần chúng lao động dần dần được nhen nhóm lại. Năm 1932, ởĐông Dương có 230 vụ xung đột giữa công nhân với bọn chủ, năm 1933 có 244 vụ. Riêng ở miền Bắc, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 vụ.

Đáng chú ý là các cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa, của công nhân nhà in ácđanh, Textơlanh, Ôpiniông ở Sài Gòn, công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng. Một số

cuộc bãi công khác cũng đã nổ ra ở Huế, ở Phnôm Pênh, ở Phôngchiu (Lào)... ở một số

nơi đấu tranh của nông dân đã nổ ra như Hóc Môn (Gia Định), Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn... ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Viêng Chăn (Lào) còn có những cuộc bãi chợ... "Một điều đặc sắc là đa số

trong các cuộc tranh đấu của quần chúng do Đảng chỉ huy... đều được thắng lợi hoặc hoàn toàn, hoặc từng phần, khiến cho công nông thêm hăng hái tranh đấu"1.

Một số đảng viên cộng sản tranh thủ khả năng đấu tranh hợp pháp để tham gia cuộc tranh cử vào hội đồng thành phố Sài Gòn trong những năm 1933-1935, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổđộng quần chúng đấu tranh theo khẩu hiệu từng phần của Đảng. Trên báo chí hợp pháp, một sốđảng viên của Đảng tiến hành cuộc đấu tranh về quan điểm triết học và quan điểm nghệ thuật.

1. Sđd, tr. 14.

Cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng ta được Quốc tế Cộng sản,

Đảng Cộng sản Pháp và các đảng cộng sản khác hết sức giúp đỡ. Quốc tế Cộng sản đã góp nhiều ý kiến và đã tiếp tục đưa những cán bộ ưu tú được bồi dưỡng đào tạo ở Liên Xô về nước để tăng cường sức lãnh đạo của Đảng. Một sốđảng viên cũng lần lượt trở

về gây cơ sở Đảng ở vùng biên giới nước ta và Lào. Dần dần, nhiều cơ sở của Đảng

được phục hồi ở Bắc, Trung, Nam, nhiều tỉnh ủy đã được lập lại.

Đầu năm 1934, được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở ngoài của

Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu, hoạt động như một ban chấp hành trung ương lâm thời, tập hợp các cơ sởđảng mới xây dựng lại trong nước thành hệ thống, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng.

Nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng ta, được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản,

đến cuối năm 1934 đầu năm 1935 hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục. Các xứủy Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ lần lượt được lập lại, Xứủy Lào thành lập vào tháng 9-1934. Để tiện cho việc liên lạc và chỉ đạo phong trào, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng cho thành lập Ban chấp ủy Nam Đông Dương. Ban chỉ huy ở ngoài đã liên lạc chỉ đạo

được các xứủy. Những chỉ thị của Ban chỉ huy ở ngoài về công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo phong trào quần chúng được phổ biến xuống các cơ sởđảng. TờBônsêvích, cơ

quan lý luận của Đảng được phát hành rộng trong toàn Đảng. Số lượng đảng viên tuy chưa bằng năm 1930, song cơ sở của Đảng đã lan rộng thêm nhiều nơi. Phong trào quần chúng lại tiếp tục vươn lên. Trong thời gian này, Nguyễn ái Quốc, sau khi thoát khỏi nhà tù của đế quốc Anh ở Hương Cảng đã sang Liên Xô để học tập và nghiên cứu... Sự

phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng là cơ sở để

tiến tới Đại hội lần thứ I của Đảng.

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)