Thực hiện kế hoạch nhàn ước 5 năm (1996-2000)

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 163 - 166)

II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 2006)

b) Thực hiện kế hoạch nhàn ước 5 năm (1996-2000)

Sau Đại hội VIII là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để

phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ hàng đầu đó, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) (tháng 12-1996) đã thông qua hai Nghị quyết quan trọng.

Một là, Nghị quyết Vềđịnh hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụđến năm 2000. Hội nghị nêu rõ thực trạng giáo dục - đào tạo ở nước ta trong thời gian qua và kết luận: Sự nghiệp giáo dục -

đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được phát triển theo những tư

tưởng chỉđạo là: Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Hai là, Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, nêu ra định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệđến năm 2000; những giải pháp chủ yếu và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học và công nghệ.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ nước ta thật sự là "quốc sách hàng đầu", thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đến tháng 6-1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua hai Nghị quyết quan trọng. Nghị quyết về Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh nhấn mạnh một số chủ trương nhiệm vụ phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nghị quyết đã vạch ra chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt

động và kiện toàn tổ chức Quốc hội; tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước; cải cách tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các biện pháp tổ chức thực hiện.

Nghị quyết Về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước đã khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

Từ tháng 7-1997, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực Đông Nam á và châu á và có tác động xấu đến nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách cụ thểđể khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng trong khu vực, ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12-1997) đã tập trung trí tuệ bàn về các nhiệm vụ kinh tế và một số vấn đề xã hội liên quan, để tiếp tục cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đại hội VIII, vềđẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời xem xét và quyết định về vấn đề nhân sự cấp cao của Đảng.

Hội nghị đã xác định những chủ trương giải pháp lớn: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác, dân chủ hoá. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Tích cực giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế - xã hội.

Hội nghị bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư của Đảng, Thường vụ Bộ Chính trị

gồm 5 uỷ viên. Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được tôn vinh làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

đã được Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 7- 1998) bàn thảo. Hội nghị đã vạch ra những quan điểm chỉ đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng và sắc thái của 54 thành phần dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh

đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Thực hiện nhiệm vụ cải cách nhà nước, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá VIII (tháng 8-1999) ra Nghị quyết Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước.

Nghị quyết chỉ rõ việc kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị lần này là một nội dung quan trọng của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Mục tiêu nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, bản chất cách mạng của Nhà nước ta, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, mở

rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường tiềm lực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.

Nhiệm vụ phải làm là tập trung củng cố, chỉnh đốn nội bộ từng tổ chức và các mối quan hệ trong toàn bộ hệ thống chính trị. Bảo đảm bộ máy của hệ thống chính trị vận hành thông suốt và năng động; khắc phục tình trạng trì trệ, gây phiền hà, tiêu cực, yếu kém trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng

đoàn Quốc hội chỉđạo việc quy định những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Ban cán sựđảng Chính phủ tăng cường chỉđạo việc tiếp tục thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước theo Nghị

quyết Hội nghị Trung ương tám khoá VII và Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được những thành tựuquan trọng:

Kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 18,5%. Kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000, đã chặn được đà giảm sút tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Kết quả tổng sản phẩm trong năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều.

Văn hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ

cập giáo dục tiểu học. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ

chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống. Mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Phong trào xoá đói, giảm nghèo có nhiều kết quả nổi bật,

được dư luận thế giới đánh giá cao. Các chính sách xã hội khác được thực hiện tốt. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện.

Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo

được phát huy. Tổ chức quân đội và công an nhân dân được điều chỉnh theo yêu cầu mới. Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác đối ngoại có tiến bộ. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 15 năm trước.

- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Nhiều nghị quyết Trung ương đã đề ra những chủ trương, giải pháp củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; Nhà nước pháp quyền tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy; một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được thực hiện.

Quan hệđối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tếđược tiến hành chủđộng và đạt nhiều kết quả tốt. Việt Nam đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, bạn bè truyền thống và với nhiều nước khác, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Đảng ta tiếp tục củng cố tình

đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới. Ngoại giao nhân dân được đẩy mạnh cả về quy mô và địa bàn góp phần tích cực vào thắng lợi của Đảng và Nhà nước trên mặt trận đối ngoại.

Những thành tựu của 5 năm 1996 - 2000 đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Bên cạnh khẳng định những thành tựu đó, quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (1996 - 2000) mà Đại hội VIII đề ra là 9-10% đã không đạt. Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và ch-

ưa tạo động lực mạnh để phát triển. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.

4. Đại hi đại biu toàn quc ln th IX ca Đảng (tháng 4-2001). Thc hin kế hoch nhà nước 5 năm 2001- 2005

Một phần của tài liệu gt-lich su dang.pdf (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)