2.2. Kết quả khai thác BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại BVHN gia
2.3.4. Vấn đề trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ DNBH mà đáng lý ra họ không được hưởng. Bất kể một hành vi trục lợi bảo hiểm nào đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, đến bản thân DNBH và đến chính cả những khách hàng đang tham gia bảo hiểm tại công ty.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta liên tục phát triển, ngành dịch vụ bảo hiểm cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm mới ra đời để phục vụ cho nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng, số vụ khách hàng gian lận để trục lợi bảo hiểm từ đó cũng ngày một gia tăng. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không chỉ riêng Việt Nam mà ở tất các nước trên thế giới đều xảy ra hiện tượng này.
Đối với BVHN, trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn thường xuyên gặp phải những vụ khách hàng gian lận để trục lợi bảo hiểm, nhằm chiếm đoạt một số tiền bồi thường từ công ty. Đây là một vấn đề hết sức nhức nhối, là mối quan tâm không chỉ riêng đối với Lãnh đạo BVHN mà còn đối với cả cán bộ phòng giám định bồi thường, những người trực tiếp tham gia công tác giám định bồi thường, xác minh, xử lý vụ tai nạn. Trong những năm vừa qua, BVHN đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo.
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm khác nhau. Đối với nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe thì hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến là: Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm; thay đổi tình tiết vụ tai nạn; khai tăng số tiền tổn thất; lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần; khai báo rủi ro không trung thực; cố ý gây tai nạn; gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với DNBH); bảo hiểm trùng… Tình hình trục lợi bảo hiểm đối với nghiệp vụ này tại BVHN được thể hiện qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.8: Tình hình trục lợi bảo hiểm nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại BVHN giai đoạn 2003-2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007
1 Số vụ khiếu nại Vụ 1085 1128 1238 1136 1082
2 Số vụ nghi ngờ Vụ 27 30 55 43 40
3 Số vụ bồi thường Vụ 1065 1104 1203 1104 1052
4 Số vụ phát hiện trục lợi Vụ 20 24 35 32 30
5 Số tiền bồi thường Tỷ đ 5,493 8,952 6,888 5,789 7,210
6 Số tiền từ chối bồi thường Tỷ đ 0,254 0,369 0,541 0,452 0,515
7 Số tiền từ chối BT/STBT % 4,62 4,12 7,85 7,81 7,14
8 Số vụ phát hiện/số vụ nghi ngờ % 74,1 80,0 63,6 74,4 75,0
9 Số vụ trục lợi/số vụ khiếu nại % 1,84 2,13 2,83 2,82 2,77
Nguồn: Phòng giám định bồi thường - BVHN
tăng nhanh tỷ lệ thuận với số vụ bồi thường và số vụ trục lợi bảo hiểm. Tỷ lệ số vụ trục lợi/số vụ khiếu nại cũng tăng. Năm 2003, tỷ lệ này là 1,84%, năm 2004 là 2,13%, đến năm 2007 là 2,77%. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng dần trong các năm tiếp theo.
Trong quá trình tiếp nhận khai báo của khách hàng, nhiều trường hợp giám định viên do tiến hành giám định và điều tra hiện trường tốt đã phát hiện ra nhiều vụ gian lận bảo hiểm. Số vụ nghi ngờ trục lợi của cán bộ bảo hiểm luôn sát với số vụ trục lợi bảo hiểm thực tế. Năm 2003, cán bộ giám định nghi ngờ có 27 vụ trục lợi bảo hiểm, sau khi giám định và điều tra hiện trường kỹ càng đã phát hiện ra 20 vụ khách hàng cố tình gian lận. Từ năm 2004 đến năm 2007, số vụ nghi ngờ trục lợi tăng từ 30 đến 55 vụ, số vụ trục lợi bảo hiểm cũng tăng từ 24 đến 35 vụ. Tỷ lệ số vụ phát hiện/số vụ nghi ngờ từ năm 2003 đến 2007 lần lượt là: 74,1%; 80,0%; 63,6%; 74,4%; 75%, con số này luôn ở mức cao thể hiện công tác giám định bồi thường đã thực sự hoạt động có hiệu quả, cán bộ giám định bồi thường đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong vấn đề phát hiện những vụ khách hàng gian lận bảo hiểm.
Năm 2003, số vụ trục lợi bảo hiểm là 20 vụ thì đến năm 2007, BVHN đã phát hiện được 30 vụ trục lợi, trong đó năm 2005 là năm có số vụ trục lợi cao nhất (35 vụ). Số vụ trục lợi nhìn chung tăng dần qua các năm, đó là do ngày càng xuất hiện nhiều khách hàng có hành vi gian dối trong bảo hiểm. Số vụ trục lợi tăng nhanh, dẫn đến số tiền từ chối bồi thường cũng tăng. Năm 2007, tổng số tiền từ chối bồi thường của BVHN là 0,254 tỷ đồng, năm 2004 là 0,369 tỷ đồng và đến năm 2007, con số này đã lên tới 0,515 tỷ đồng. Nếu như không có những cán bộ giám định bồi thường mẫn cán thì một số tiền không nhỏ hàng năm của BVHN đã rơi vào tay những người thu lợi bất chính từ trục lợi bảo hiểm.
Chính vì những lý do trên mà trục lợi bảo hiểm là một trong những vấn đề cần lưu ý hàng đầu của donh nghiệp bảo hiểm. Tình trạng trục lợi bảo hiểm là do nhiều nguyên nhân:
- Công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ còn bị buông lỏng; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; các quy trình nghiệp vụ, quy trình ra quyết định kinh doanh, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, đầu tư, giải quyết bồi thường v.v... chưa chặt chẽ và còn có những lỗ hổng có thể bị kẻ xấu lợi dụng.
- Vai trò kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cổ đông đối với hoạt động hàng ngày của giám đốc doanh nghiệp còn chưa được phát huy đầy đủ. Giữa các DNBH chưa có cơ chế hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin hoặc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ của công luận...
- Bên cạnh đó, một bộ phận người tham gia bảo hiểm không ý thức được trách nhiệm đạo đức và pháp lý của mình nên đã cố tình kê khai khống mức độ thiệt hại, hay lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng bảo hiểm hay quy trình nghiệp vụ của DNBH để thu lợi bất chính.