Các thủ tục kiểm toán áp dụng với doanh thu rất đa dạng, bao gồm: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Cả ba loại thủ tục kiểm toán này đều được PCA áp dụng trong suốt quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu.
• Thử nghiệm kiểm soát: Bán hàng – thu tiền là quá trình chuyển giao hàng
– tiền giữa người bán và người mua, gắn liền với lợi ích và trách nhiệm của mỗi bên. Việc ghi nhận doanh thu cũng là một khâu rất dễ xảy ra gian lận. Các thử nghiệm kiểm soát thực hiện thông qua các trắc nghiệm đạt yêu cầu nhắm tới kiểm tra sự tồn tại, tính hữu hiệu của HT KSNB mà PCA đang thực hiện được thể hiện như sau:
Bảng 2.3 Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với kiểm toán doanh thu Mục tiêu KSNB đối với khoản
mục doanh thu
Trắc nghiệm đạt yêu cầu tương ứng với các thủ tục kiểm soát kiểm soát
Đảm bảo các chứng từ được đánh số thứ tự liên tiếp – Doanh thu ghi sổ là có thật. Doanh thu được ghi sổ đầy đủ
KTV chọn ra một dãy liên tục hóa đơn bán hàng, đối chiếu với sổ sách và xem xét các chứng từ đi kèm.
KTV chọn ra một dãy liên tục hóa đơn bán hàng và xem xét quá trình ghi chép nghiệp vụ đó vào sổ sách
Đảm bảo sự đồng bộ trong sổ sách kế toán
KTV sẽ tìm hiểu về quy trình trình tự ghi sổ sách, rồi đối chiếu với thực tế thực hiện tại đơn vị.
Nghiệp vụ bán hàng đã được phê duyệt
KTV kiểm tra các chứng từ bán hàng và thủ tục xét duyệt đi kèm.
Đảm bảo sự phân công phân nhiệm
KTV xem xét việc phân công phân nhiệm trong tổ chức bộ máy kế toán và quan sát thực tế thực hiện tại đơn vị.
• Thủ tục phân tích: Đối với khoản mục doanh thu, các thủ tục phân tích
PCA đang áp dụng gồm:
- Lập bảng tổng hợp doanh thu theo tháng và so sánh giữa các tháng để phát
hiện các tháng có phát sinh doanh thu đột biến, từ đó tìm hiểu nguyên nhân biến động của doanh thu.
- Thực hiện so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với số liệu trung bình ngành: Các chỉ tiêu thường dùng để so sánh có thể là tỷ lệ lãi gộp/doanh thu, tỷ lệ giảm giá hàng bán/doanh thu… So sánh này sẽ giúp KTV có cái nhìn ban đầu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, thủ tục phân tích này còn chưa được áp dụng nhiều ở PCA, chỉ áp dụng đối với những khách hành lớn hay đối với kiểm toán tập đoàn với nhiều công ty con.
- So sánh số liệu của đơn vị khách hàng với các ước tính của KTV. KTV sẽ xây dựng mô hình ước tính doanh thu dựa trên những nguồn tài liệu độc lập mà KTV thu được. Sau đó, KTV tiến hành so sánh với số liệu thực tế tại đơn vị. Nếu có chênh lệch và chênh lệch đó được đánh giá là trọng yếu thì KTV cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. KTV thường tiến hành nhân số lượng sản phẩm bán ra với đơn giá bán sản phẩm bình quân ước tính, tập hợp theo tháng và đối chiếu với doanh thu thực tế.
Mục tiêu chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là so sánh và nghiên cứu các mối quan hệ để giúp KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các chênh lệch trọng yếu.
• Thủ tục kiểm tra chi tiết: Từ kết quả có được từ thủ tục kiểm soát và thủ
tục phân tích ở trên, KTV tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu. Kiểm tra chi tiết gồm các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm độ tin cậy đối với từng nghiệp vụ, từng khoản mục. Các kỹ thuật kiểm toán áp dụng là: quan sát, phỏng vấn, so sánh, kiểm tra, tính toán lại, xác nhận, kiểm kê. Thủ tục kiểm tra chi tiết thường tập trung vào các phần có khả năng sai phạm lớn hoặc có biến động bất thường mà thủ tục phân tích đã chỉ ra.
Các thủ tục kiểm tra chi tiết được KTV của PCA áp dụng theo đúng chương trình kiểm toán đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Tuy nhiên, KTV có thể tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong suốt cuộc kiểm toán mà thay đổi một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Các thủ tục kiểm toán thực hiện được kiểm toán viên ghi chép đầy đủ trên giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu tương ứng lên chương trình kiểm toán và xuống các phần chi tiết hơn đi kèm các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được. Các thủ tục kiểm tra chi tiết phải đảm bảo các mục tiêu kiểm toán.
Thứ nhất: KTV tiến hành kiểm tra tăng doanh thu, bao gồm cả doanh thu nội
bộ. Mục tiêu là đảm bảo các khoản doanh thu ghi sổ đều hợp lý, hợp lệ, chính xác và đã được phê chuẩn. KTV sẽ chọn mẫu một vài nghiệp vụ, tiến hành xem xét, đối chiếu với hợp đồng mua bán hàng hóa, đơn đặt hàng, biên bản giao hàng, kiểm tra sự phê duyệt các đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, tờ khai thuế tương ứng. Đồng thời, KTV cũng kiểm tra quá trình vào sổ kế toán các nghiệp vụ được chọn.
Thứ hai: Để đảm bảo mục tiêu đầy đủ trong ghi nhận doanh thu, KTV tiến
hàng kiểm tra việc đánh số thứ tự các hóa đơn bán hàng; chọn một dãy hóa đơn để kiểm tra việc phản ánh vào sổ sách kế toán.
Thứ ba: KTV tiến hành kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu. Mục tiêu là
đảm bảo các khoản giảm trừ doanh thu được ghi nhận hợp lý, có sự phê chuẩn… KTV xác định tiến hành chọn mẫu những nghiệp vụ phát sinh lớn để kiểm tra và thực hiện đối chiếu với quy chế hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại của đơn vị; đối chiếu với biên bản nhận hàng có ghi số lượng, đơn giá và giá trị hàng nhận, đối chiếu văn bản của khách hàng về lượng và giá trị hàng trả lại hoặc giảm giá, kiểm tra chữ ký, phê duyệt của người có thẩm quyền. Cuối cùng KTV kiểm tra việc hạch toán và vào sổ sách các khoản giảm trừ doanh thu.
Thứ tư: KTV tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu. KTV sẽ thực
hiện chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh doanh thu trong khoảng thời gian 15 ngày trước và sau khi lập BCTC, tiến hành đối chiếu với hóa đơn bán hàng, biên bản giao
nhận hàng, hợp đồng,… để đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
Thứ năm: Kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn. KTV đã chọn mẫu
một vài nghiệp vụ với số lượng hàng lớn, xem xét việc ghi nhận giá vốn và ghi nhận doanh thu trên sổ sách có phù hợp hay không.
Thứ sáu: KTV tiến hành kiểm tra việc phân loại và trình bày doanh thu. KTV
xem xét bản chất của các loại doanh thu ghi nhận trên sổ sách kế toán để phát hiện những nhầm lẫn trong việc phân loại và trình bày doanh thu.
Thứ bảy: KTV tiến hành kiểm tra tính chính xác số học đối với khoản mục
doanh thu. KTV tiến hành kiểm tra và tính toán lại việc cộng dồn sổ sách kế toán và việc tính toán doanh thu ghi sổ từ đơn giá bán và số lượng bán.