Những bất cập hạn chế và nguyên nhân của những bất cập

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả luật thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

a) Những hạn chế, bất cập trong việc thi hành pháp luật thuế TNCN

- Thứ nhất, công tác kiểm tra, kiểm soát khấu trừ thuế tại nguồn có nơi chưa chặt chẽ. Đối với những người nộp thuế như: Cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cán bộ thuộc đơn vị hành chắnh sự nghiệp, những người làm công ăn lươngẦ thì cơ quan chi trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế thực hiện nghiêm túc, tồn tại lớn nhất và cũng khó khăn nhất hiện nay chắnh là sự thiếu kiểm soát chặt chẽ mức thu nhập của người dân, nhất là khoản thu nhập khó kiểm soát, như những người có thu nhập tự do ở nhiều nơi, kinh doanh đa vùng miền, bán hàng qua hệ thống mạng internetẦ, đặc biệt là một bộ phận người mẫu, ca sĩ, cầu thủ, thu nhập của các Doanh nhân; thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, từ kinh doanh bất động sản...thì cơ quan thuế chưa kiểm soát được thu nhập, dẫn đến việc khai, nộp thuế của một số cá nhân này thực hiện không nghiêm túc, tạo ra sự bất bình giữa các đối tượng trong xã hội và đó cũng chắnh là nguyên nhân dẫn đến làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách quốc gia.

- Thứ hai, về công tác thực hiện chắnh sách thuế TNCN. Những khó khăn phải đối mặt khi triển khai Luật Thuế TNCN đối với các cá nhân kinh doanh không phải là nhỏ. Như một đặc điểm mang tắnh cố hữu, đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng không đúng quy định, mặc dù thực tế có quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế, đặc biệt là vấn đề xác định thu nhập, quyền định đoạt tài sản, thu hồi giấy phép kinh doanh trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, các quy định về khiếu nại, tố cáo. Hơn nữa, trong điều kiện thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch kinh tế chủ yếu ở nước ta, đối với hộ kinh doanh càng phổ biến hơn, thì việc kiểm soát các khoản thu phát sinh chẳng mấy dễ dàng.

- Thứ ba, về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế. Mặc dù các quy trình hoạt động thu thuế, quản lý thuế đều được sử dụng các ứng dụng tin học, nhưng do chưa được triển khai một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Những vướng mắc, bất cập giữa các quy trình, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong sử dụng ứng dụng tin học chưa được giải quyết một cách triệt để do môi trường làm việc,trình độ chuyên môn của cán bộ ngành thuế, hạ tầng công nghệ

thông tin cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của bộ phận "một cửa" nơi có hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể, việc cấp mã số thuế TNCN cũng bị ách tắc do phần mềm kê khai tự động thường xuyên bị nghẽn, mà phần mềm kê khai kế toán thuế, quản lý hộ kinh doanh cá thể cũng chưa ứng dụng được hoặc bị lỗi. Để khắc phục, cán bộ thuế phải giải quyết theo cách thủ công. Tuy nhiên việc ghi chép thủ công này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Việc ách tắc cũng thường xảy ra tại bộ phận "một cửa liên thông".

- Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế ở một số nới chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Ngành thuế Việt Nam hiện nay cũng đã xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục thuế sâu rộng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến vẫn chưa thực hiện thường xuyên mà vẫn chỉ mang tắnh chất phong trào.

b) Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên

Những hạn chế, bất cập trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, là do hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn còn chưa hoàn thiện, có những nội dung còn chưa sát với thực tế quản lý thu thuế tại Việt Nam nên còn gây ra những hạn chế trong việc tận thu vào ngân sách Nhà nước.

- Thứ hai, do trình độ đội ngũ cán bộ thuế còn thấp dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chắnh sách thuế đến mọi người dân. Lâu nay Nhà nước buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa chỉ ra cho họ thấy quyền lợi được hưởng, rằng mỗi con đường, mỗi ngôi trường, bệnh viện, sự an ninh của khu phốẦ đều từ tiền thuế của dân mà ra. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp cũng dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tắnh thuế, quyết toán thuếẦ

Đặc biệt trong công tác thanh tra thuế, điều này càng thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp. Tŕnh độ cán bộ thuế còn nhiều hạn chế thì không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra.

Ngành thuế đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lư ở các địa phương. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì luôn có sửa đổi thì việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Cơ sở làm việc còn chật chội, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý

chưa được nâng cấp. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được trang bị lại để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc. Việc trao đổi thông tin giữa các ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tắnh khả thi, chắnh xác và hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.

- Thứ ba, tình trạng tham nhũng, hách dịch của cơ quan quản lý thuế. Một số cơ quan thuế Ộhành dânỢ bằng thủ tục, giấy tờ. Một số khác thì cơ quan chi trả thu nhập, vì lợi ắch của bản thân các đơn vị đó nên đã không tiến hành khấu trừ thu nhập.

Theo công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng toàn cầu 2013 (CPI-2013). Chất lượng dịch vụ hành chắnh công kém, tình trạng tham nhũng còn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với Lào, Campuchia (Việt Nam đứng thứ 116 về tham nhũng và 106 về gánh nặng hành chắnh Ờ GCI).

- Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay, quá trình thanh toán tiền bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu nên đã gây khó khãn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhâp của đối tượng nộp thuế một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó các khoản thu nhập lại không ổn định.

- Thứ năm, do ý thức người dân về thuế TNCN còn thấp. Nhiều người dân chưa hiểu biết đầy đủ về thuế thu nhập cá nhân, sự tự giác còn chưa cao, chưa có sự hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế nên còn có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác việc thực hiện Luật thuế. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Để hoàn thiện công tác thi hành, quản lý thuế thu nhập cá nhân, huy động nhiều hơn và hợp lý hơn nữa thu nhập của cá nhân cho nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội, ta cần phải tìm các giải pháp thắch hợp để giải quyết những hạn chế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả luật thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w